Rà soát, sửa đổi quy định trong quản lý, sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại được bổ sung vào loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân. Ảnh: ST |
Nhiều loại tài sản nhưng chỉ có 1 quy trình xác lập quyền sở hữu toàn dân
Vướng mắc lớn nhất là việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với một số loại tài sản không cần thiết hoặc không phù hợp với bản chất, mô hình tổ chức của đối tượng tiếp nhận tài sản (như tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ do tổ chức, cá nhân trong nước hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội)… Bên cạnh đó, tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và pháp luật chuyên ngành như: xử lý vi phạm hành chính, xử lý tài sản trong tố tụng hình sự, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, công an, biên phòng, tiền tệ, đầu tư, doanh nghiệp.... với các chủ thể thực hiện khác nhau. Do đó, việc Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định chung một trình tự, thủ tục lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản dẫn đến phát sinh vướng mắc, không phù hợp đối với một số loại tài sản.
Một bất cập khác là trình tự, thủ tục lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chưa phù hợp với thực tiễn của một số lĩnh vực có khối lượng phát sinh rất lớn như: quản lý thị trường, hải quan, công an, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng. Đồng thời, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chưa quy định cụ thể việc xác định giá trị tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân tương ứng đối với từng loại tài sản để xác định giá khởi điểm/giá bán chỉ định/giá bán niêm yết khi thực hiện xử lý tài sản theo hình thức bán đấu giá/bán chỉ định/bán niêm yết hoặc giao, điều chuyển cho các đối tượng quản lý, sử dụng. Ngoài ra, về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP thì số tiền thu được được xác lập quyền sở hữu toàn dân và được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài khoản. Tuy nhiên, chưa quy định rõ chủ tài khoản tạm giữ tại nơi xử lý tài sản hay nơi đặt trụ sở của cơ quan phê duyệt phương án xử lý tài sản….
Từ thực tế trên, việc sửa đổi Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 5/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là cần thiết. Việc xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bổ sung quy định về các vấn đề chưa có quy định điều chỉnh, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn để tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân
Dự thảo Nghị định đang được Bộ Tài chính xây dựng với 13 Chương và 115 Điều. Trong đó, từ Chương 2 đến chương 12 được kết cấu theo hướng quy định cụ thể về xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với từng nhóm tài sản gồm: tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật; bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản là di sản không có người thừa kế; tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan; tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam; tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể; tài sản do DN có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam; tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; xác định giá trị tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; quản lý trong xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Về phân loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tại Điều 3 dự thảo Nghị định quy định về các tài sản xác lập quyền sở hữu toàn dân trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Trong đó, bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, gồm: tài sản thuộc về nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 Bộ Luật Dân sự và tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại. Ví dụ như một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ tường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại. Đối với tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 27/1/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Dự thảo quy định, trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, dự thảo Nghị định có quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với từng loại tài sản trên cơ sở kế thừa các quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Trong đó, bỏ quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với một số tài sản gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam là bất động sản, xe ô tô, các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý; tài sản do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản để sử dụng. Theo đó, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản trên do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh quy định.
Tin liên quan
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
20:51 | 08/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
07:39 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bất cập trong xác định hàng hoá là chất thải, phế liệu
14:00 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
09:04 | 07/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics