Sản phẩm chưa được dán nhãn UKCA sẽ bị Hải quan Anh từ chối
Nhu cầu tăng cao, cà phê Việt nhiều cơ hội mở rộng thị phần tại Anh | |
UKVFTA thúc đẩy giao thương Việt Nam-Vương quốc Anh tăng nhanh | |
UKVFTA là “con đường cao tốc” 2 chiều cân bằng thương mại Việt-Anh |
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh. |
Ông đánh giá như thế nào sau gần 2 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA)?
Thời gian qua, XK của Việt Nam sang Vương quốc Anh tiếp tục tăng trưởng tốt. Nếu so sánh với các đối tác khác trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua và những khó khăn trở ngại về thủ tục sau Brexit (Vương quốc Anh rời khỏi EU-PV), kết quả XK của Việt Nam sang Vương quốc Anh rất đáng ngưỡng mộ. Đây là chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh và tính chủ động của các DN Việt Nam trong tận dụng cơ hội của thị trường nhờ Hiệp định UKVFTA được thực thi.
Một số nhóm sản phẩm có tốc độ tăng trưởng XK cao sang thị trường Vương quốc Anh như: dệt may, giày dép, hàng điện tử dân dụng, thiết bị phụ tùng… Những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng XK cao không phải là sản phẩm mới mà là sản phẩm đã có mặt ở thị trường châu Âu nói chung, thị trường Vương quốc Anh nói riêng trước khi có Hiệp định UKVFTA. Nhờ Hiệp định UKVFTA, các DN Việt Nam đẩy mạnh XK và chiếm lĩnh được nhiều thị phần hơn. Bên cạnh đó, đáng chú ý là một sản phẩm mới đã xuất hiện ở thị trường Vương quốc Anh và đang có triển vọng tăng trưởng XK rất tốt là sản phẩm phục vụ chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ.
Ngoài các yếu tố thuận lợi về thuế quan, theo ông, DN Việt đã, đang và sẽ đối mặt các thách thức như thế nào khi thúc đẩy XK hàng hoá vào thị trường Vương quốc Anh?
Hiệp định UKVFTA được ký chính thức tại London, Vương quốc Anh ngày 29/12/2020, được áp dụng tạm thời từ ngày 1/1/2021 và chính thức có hiệu lực từ 1/5/2021. Trao đổi thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh năm 2021 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020. Mức tăng trưởng này đã giúp kim ngạch song phương chính thức phục hồi về mức kim ngạch năm 2019 sau khi bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, Việt Nam XK sang Vương quốc Anh hơn 5,7 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2022, XK sang Anh đạt 2,91 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021. |
Thời gian trước nhiều ý kiến cho rằng, DN Việt Nam XK sang Vương quốc Anh gặp khó khăn về vấn đề đáp ứng yêu cầu chất lượng, vượt qua những tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật cao của thị trường. Đó là câu chuyện cũ. Hiện nay, rất nhiều DN Việt Nam có quy mô, trình độ quốc tế không kém gì các DN châu Âu. Những hàng rào kỹ thuật không phải mới, rất nhiều DN Việt Nam đã vượt qua. Tuy nhiên, với những DN vừa và nhỏ, trước đây chủ yếu kinh doanh tại thị trường trong nước, XK sang các thị trường gần, các thị trường thuộc khu vực châu Á-châu Phi hiện nay bắt đầu “bước chân” vào thị trường Vương quốc Anh sẽ thấy khó khăn.
Các DN mới XK này cần học tập kinh nghiệm của DN đi trước, có phương pháp tiếp cận phù hợp sẽ có thể vượt qua tất cả hàng rào kỹ thuật. Thương vụ Việt Nam tại Anh cũng có thể tư vấn cho DN Việt, nhất là DN mới XK vào Vương quốc Anh cách thức tiếp cận thị trường, vượt qua rào cản.
Từ ngày 1/1/2023, hầu hết sản phẩm công nghiệp XK sang Vương quốc Anh đều phải dán nhãn UKCA thay vì nhãn CE như trước đây. Vấn đề này có gây khó khăn gì cho XK hàng hoá vào Vương quốc Anh không, thưa ông?
Yêu cầu về dãn nhãn UKCA thực ra đã bắt đầu từ đầu năm 2021, song từ năm 2021 đến nay, Vương quốc Anh vẫn chấp nhận đồng thời 2 loại nhãn. Tuy nhiên, đến hết ngày 31/12/2022, Vương quốc Anh sẽ không chấp nhận nhãn CE nữa. Toàn bộ sản phẩm công nghiệp đòi hỏi an toàn cho người sử dụng trước đây dùng nhãn CE phải chuyển sang nhãn UKCA. DN nào chưa biết, chưa chuyển đổi kịp, đưa hàng sang Vương quốc Anh vẫn dán nhãn CE sẽ bị Hải quan Anh từ chối. Tuy nhiên, với các DN đã tiến hành chuyển đổi thì vẫn XK bình thường.
Yêu cầu đối với nhãn UKCA về mặt kỹ thuật giống với nhãn CE. Các DN từng XK sang EU rồi sẽ hiểu CE là gì, đã áp dụng rồi sẽ đáp ứng được nhãn UKCA. Tuy nhiên, về mặt thủ tục hành chính, DN phải nghiên cứu kỹ để có thể đáp ứng được yêu cầu nhãn mác, tránh tình trạng Hải quan Anh phải hỏi lại, bắt trình giấy tờ mới. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tuyên truyền, hướng dẫn cho các DN XK hàng công nghiệp sang Vương quốc Anh phải chuẩn bị quy trình, nhãn mác mới để đáp ứng yêu cầu từ ngày 1/1/2023 tới.
Hiện nay, Chính phủ Anh đang sẵn sàng mở cửa thị trường với đối tác nước ngoài thông qua các FTA. Quốc gia này cũng đang quyết tâm gia nhập Hiệp định CPTPP. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của Việt Nam tại Anh có nguy cơ phải đối mặt cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong CPTPP. Ông có khuyến nghị gì cho DN XK nhằm chiếm lĩnh, củng cố thị trường tốt hơn trong thời gian tới?
Sau khi có Hiệp định UKVFTA, nhiều sản phẩm của Việt Nam có ưu thế cạnh tranh trên thị trường Vương quốc Anh, nhất là đối với sản phẩm cùng loại của những quốc gia chưa có FTA với Vương quốc Anh. Tuy nhiên, ưu thế cạnh tranh này có thể không tồn tại mãi nếu thời gian tới Vương quốc Anh có thêm nhiều FTA khác, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Trong giai đoạn hiện nay, DN Việt Nam phải tranh thủ, tăng tốc thâm nhập thị trường, gia tăng thị phần, mở rộng bạn hàng. Khi đã có bạn hàng, thị phần vững chắc tại Vương quốc Anh, có được niềm tin của người tiêu dùng thì những thành viên đến sau, trong đó có thành viên tham gia Hiệp định CPTPP sẽ vẫn ở vị trí kém thuận lợi hơn DN Việt Nam. Thời gian tới, các cơ quan hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng cần tăng tốc giúp DN Việt thâm nhập thị trường Vương quốc Anh nhanh chóng, mạnh mẽ hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics