Sản xuất công nghiệp “thăng hoa", tự tin về đích
Sản xuất công nghiệp TPHCM tăng 7,26% | |
Tiềm năng của bất động sản công nghiệp |
Định hướng phát triển sản xuất công nghiệp thời gian tới là chú trọng theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Tăng mạnh nhất trong 4 năm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, suốt từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) duy trì đà tăng cơ bản tháng sau cao hơn tháng trước. Các mức tăng trưởng lần lượt từ tháng 1 đến hết tháng 9 là: 7,9%; 9,2%; 9,2%; 9,1%; 9,5%; 9,4%; 9,4%; 9,5% và 9,6%.
Đi vào cụ thể từng nhóm ngành cho thấy tình hình tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Cụ thể như, IIP của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo 9 tháng tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số sản xuất 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp có thể kể đến gồm: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 38,3%; sản xuất kim loại tăng 36,7%...
Bộ Công Thương đánh giá: Ngành công nghiệp 9 tháng qua tăng trưởng cao với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 9,56% so với cùng kỳ năm 2018 là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là điểm sáng, đóng góp chính vào tăng trưởng của khu vực công nghiệp và tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Trong nhóm ngành sản xuất chế biến, chế tạo, sản xuất nhóm hàng linh kiện, điện tử, thiết bị điện gây chú ý hơn cả nhờ sự "quay đầu" ngoạn mục. Cụ thể, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính, sản phẩm quang học bắt đầu phục hồi từ giữa quý II/2019 và đang lấy lại đà tăng trưởng. Chỉ riêng trong tháng 8 và tháng 9, tăng trưởng IIP của ngành này lần lượt đạt 20,1% và 14,6% so với tháng trước và tăng 6,3% so với 9 tháng cùng kỳ năm trước. "Đây là dấu hiệu tích cực của ngành này sau khi liên tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do hãng điện thoại Samsung cho ra mắt dòng sản phẩm điện thoại cao cấp Galaxy Note 10 và đẩy mạnh sản xuất để XK", Bộ Công Thương đánh giá.
Bên cạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, Bộ Công Thương chỉ rõ: Điểm đáng chú ý trong sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm là sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; ngành khai khoáng bước đầu có mức tăng nhẹ 2,68% sau nhiều năm liên tiếp giảm.
Khả quan tăng trưởng 9-10%
Năm 2019, Bộ Công Thương đặt mục tiêu IIP tăng khoảng 9-10% so với năm 2018. Cụ thể, các nhóm ngành: Khai khoáng bằng 91%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13%; sản xuất phân phối điện tăng từ 9,5-10%. Với đà tăng trưởng sau khi đi hết 3/4 chặng đường của năm, dự báo mức tăng trưởng chung đặt ra khá khả quan.
Từ nay tới cuối năm, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường, tổ chức các đoàn đi làm việc trực tiếp với các địa phương để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm và hỗ trợ các DN trong triển khai phương án sản xuất kinh doanh tối ưu nhằm đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng GDP đối với các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ này cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa phát triển công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm; triển khai thực hiện hiệu quả các đề án hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ theo Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đã phê duyệt trong một số ngành trọng điểm như công nghiệp ô tô, điện tử, dệt may và da giày... Điểm quan trọng được Bộ Công Thương đề ra còn là, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào hoạt động các dự án, công trình công nghiệp, năng lượng trọng điểm nhằm tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, đóng góp vào giá trị gia tăng, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm.
Xét trên bình diện rộng, theo ông Trương Thanh Hoài- Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện qua các mặt như: Tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách nhà nước; trở thành ngành XK chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Mặc dù vậy, quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam còn nhiều vấn đề bởi giá trị của ngành công nghiệp trong nước tạo ra vẫn còn thấp. 3 thực tế liên quan đến vấn đề này gồm: Hiệu quả sản xuất của Việt Nam xét trên khía cạnh giá trị gia tăng và XK vẫn còn khiêm tốn; tác nhân chính để tạo ra chuyển dịch cơ cấu và giá trị vẫn là các DN FDI chứ không phải là các DN trong nước; XK hàng hóa của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK.
Xung quanh câu chuyện phát triển sản xuất công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần bám sát Nghị quyết số 23-NQ/TƯ ngày 22/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, nội dung trọng tâm là kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng nội địa của sản phẩm công nghiệp.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh giao Cục Công nghiệp rà soát, nghiên cứu cụ thể đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, công nghiệp ô tô…, nắm bắt tổng thể để thực hiện phát triển ngành công nghiệp trọng điểm trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, vị "tư lệnh" ngành Công Thương cũng đề nghị Cục Công nghiệp phối hợp với Vụ Chính sách thương mại đa biên, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại... xây dựng chính sách mới đối với công nghiệp ưu tiên để thu hút đầu tư đối với các dự án quy mô lớn, có gắn với chuyển giao và làm chủ công nghệ...
Tin liên quan
Hải quan Cao Bằng: Thu ngân sách về đích sớm
09:28 | 17/09/2024 Hải quan
“Chìa khoá” nào giúp doanh nghiệp tham gia sâu chuỗi cung ứng toàn cầu?
22:00 | 19/10/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cách nào giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp?
10:59 | 21/09/2022 Xuất nhập khẩu
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform