Tác động của AI với an ninh quốc gia
Con người phải xây dựng quy trình kiểm soát AI. |
Những phiên họp trước đã giải quyết các chủ đề như vũ khí hạt nhân, tấn công mạng và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Năm nay, Aspen tập trung vào tác động của AI đối với an ninh quốc gia, xem xét cả lợi ích cũng như rủi ro của công nghệ này. Một trong số những lợi ích đó là khả năng phân loại dữ liệu trí tuệ, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm, cải thiện hệ thống hậu cần phức tạp và kiểm tra mã máy tính để tăng cường an ninh mạng. Tuy nhiên cũng có những rủi ro lớn, chẳng hạn như những tiến bộ trong vũ khí tự động, những lỗi vô tình trong lập trình và các hệ thống AI đối địch có thể làm suy yếu an ninh mạng.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho cuộc chạy đua vũ trang AI. Ba nguồn lực chính cho AI gồm dữ liệu để đào tạo các mô hình, các kỹ sư thông minh để phát triển các thuật toán và sức mạnh tính toán để vận hành chúng. Trung Quốc ít giới hạn về mặt pháp lý hoặc quyền riêng tư đối với quyền truy cập vào dữ liệu và có nhiều kỹ sư trẻ sáng giá. Lĩnh vực mà Trung Quốc tụt hậu nhất so với Mỹ là vi mạch tiên tiến tạo ra sức mạnh tính toán cho AI. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đã hạn chế quyền truy cập của Trung Quốc vào các chip tiên tiến này cũng như các máy in thạch bản đắt tiền sản xuất chúng của Hà Lan. Các chuyên gia tại Aspen nhất trí rằng Trung Quốc chậm hơn Mỹ 1-2 năm, nhưng tình hình vẫn còn bất ổn. Mặc dù Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đã đồng ý tổ chức các cuộc thảo luận song phương về AI khi gặp nhau hồi năm ngoái, nhưng Aspen không mấy lạc quan về triển vọng kiểm soát AI.
Vũ khí tự động gây ra mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng. Sau hơn một thập kỷ ngoại giao tại Liên hợp quốc, các quốc gia đã không thể nhất trí về lệnh cấm vũ khí sát thương tự động. Luật nhân đạo quốc tế yêu cầu quân đội phải phân biệt giữa lực lượng chiến đấu có vũ trang và dân thường. Lầu Năm Góc từ lâu đã yêu cầu phải có con người trong quy trình ra quyết định trước khi sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, chẳng hạn như phòng thủ chống tên lửa đang bay tới, không có thời gian cho sự can thiệp của con người. Vì bối cảnh rất quan trọng nên con người phải miêu tả chặt chẽ khi viết code những gì vũ khí được làm và không được làm.
Một trong những mối nguy đáng sợ nhất của AI là ứng dụng vào chiến tranh sinh học hoặc khủng bố. Năm 1972 khi đồng ý cấm vũ khí sinh học, các quốc gia đều tin loại vũ khí này không hữu ích vì có nguy cơ phản tác dụng với chính người sử dụng chúng. Tuy nhiên, với sinh học tổng hợp, con người có thể phát triển một loại vũ khí tiêu diệt nhóm đối tượng nhất định hay một tên khủng bố có thể tiếp cận phòng thí nghiệm với ý định giết càng nhiều người càng tốt.
Sự thật hiển nhiên là công nghệ phát triển nhanh hơn chính sách hay hoạt động ngoại giao, đặc biệt khi bị thúc đẩy bởi sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực tư nhân. Do đó, các chính phủ cần phải tăng tốc độ xây dựng chính sách.
Tin liên quan
EU và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng về xe điện
07:59 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Giấu 2 kg vàng vào ống chân hòng vận chuyển trái phép
15:01 | 30/09/2024 An ninh XNK
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics