Tăng tuổi nghỉ hưu trước khi quá chậm
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp (ảnh), Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), do tốc độ già hóa của dân số Việt Nam rất nhanh nên để ứng phó với dự báo thiếu hụt lao động trong tương lai thì cần phải điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ bây giờ trước khi quá chậm.
Thưa ông, khi bàn về nâng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, còn có ý kiến băn khoăn là trong bối cảnh nước ta luôn có khoảng 1 triệu lao động thất nghiệp thì không hợp lý. Ông nhận định như thế nào về ý kiến này?
Theo bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về Syria (50%) vì đang chiến tranh, thấp nhất thuộc về Campuchia (0,5%). Trong số 160 nước thì khoảng 20 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 20%; 25 nước nằm trong khoảng 10-20%, 60 nước nằm trong khoảng 5-10%. Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (2,2%), tức là lọt vào top 5% của các nước và vùng lãnh thổ. Vậy hơn 1 triệu người thất nghiệp và tỷ lệ 2,2% là con số không nhiều so với lực lượng lao động nước ta.
Trong thị trường lao động, cho dù số việc làm tạo ra lớn hơn số lao động hiện có thì vẫn có người thất nghiệp, tức là cho dù thiếu hụt lao động nhưng vẫn có thất nghiệp. Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, nhiều nước và vùng lãnh thổ vẫn thiếu hụt lao động, đã nâng tuổi nghỉ hưu và vẫn phải hợp tác, tuyển dụng lao động nước ngoài. Thí dụ, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc là 4,9%; Nhật Bản là 2,4%; Đài Loan (Trung Quốc) là 3,7%; Đức là 3,3%; Rumania là 4%; Nga là 6%; Slovakia là 6,6% đều cao hơn Việt Nam, có tuổi nghỉ hưu cao hơn Việt Nam và vẫn đang nhận rất nhiều lao động các nước, trong đó có lao động Việt Nam.
Các nước này đều trong giai đoạn dân số già và đã điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến cáo các quốc gia để ứng phó với già hóa dân số thì phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh ngay từ khi dân số vàng chứ đừng đợi khi dân số đã già, vì đây là công việc lâu dài, cần một lộ trình dài hạn chứ không phải là công việc của 3-5 năm và sẽ phải trả giá đắt nếu quá chậm điều chỉnh.
15 năm trước, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1,2 triệu người, tức là số vào độ tuổi lao động nhiều hơn số ra khỏi tuổi lao động 1,2 triệu người. 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng thêm 400.000 người, tức là chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước. Tốc độ già hóa của dân số Việt Nam rất nhanh nên để ứng phó với dự báo thiếu hụt lao động trong tương lai thì cần phải điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ bây giờ trước khi quá chậm.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo lắng rằng, tuy tuổi thọ của Việt Nam cao nhưng số năm sống khỏe mạnh lại thấp, có người chưa kịp nhận sổ hưu thì đã từ trần và cần thiết kế tuổi nghỉ hưu thế nào để đừng xảy ra tình trạng như vậy?
Nhiều người lo ngại rằng mặc dù tuổi thọ của Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 là thấp. Nhận định đó là sai lầm vì trong xếp hạng về số năm sống khỏe mạnh sau tuổi 60 của 183 nước do WHO công bố năm 2016, Singapore đứng đầu tiên với 22 năm, thấp nhất là Sierra Leone với 10,3 năm, Việt Nam là 17,2 năm.
Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam xếp sau 40 nước và đứng trên 142 nước; trong khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ 5 sau 4 nước là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và cao hơn 41 nước. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ sau Singapore còn cao hơn tất cả các nước còn lại.
Với lo ngại rằng có người chưa cầm sổ hưu thì đã từ trần, đúng là không ai mong muốn có người chưa nhận sổ hưu đã từ trần, nhưng chẳng ai cưỡng được điều đó. Trong các chỉ tiêu tính toán về mức độ chết của dân cư mà cả thế giới đang dùng đều có tỷ lệ chết dưới 1 tuổi, tỷ lệ chết dưới 5 tuổi, tỷ lệ chết tại từng độ tuổi hay nhóm tuổi nào đó- tức là trong số những người chết trong năm thì gần như độ tuổi nào cũng có. Vì vậy, ngay cả khi ta quy định tuổi nghỉ hưu là 40 tuổi hoặc thấp hơn thì cũng có rất nhiều người chưa đến độ tuổi đó cũng đã chết. Mong muốn quy định tuổi nghỉ hưu để ai cũng được cầm sổ nghỉ hưu trước khi chết là mong muốn không tưởng và không có nước nào làm được.
Đối với những ngành nghề đặc thù như giáo viên mầm non, tiểu học, công nhân trực tiếp sản xuất, lao động sẽ rất khó làm đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc những ngành nghề kéo dài chỉ giúp cho công chức giữ ghế… Theo ông, vấn đề này nên xử lý thế nào?
Đây quả thực là một thách thức, nhưng việc cải cách chính sách BHXH, trong đó có tuổi nghỉ hưu đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất lớn, được sự đồng thuận của phần lớn người lao động và doanh nghiệp và tất nhiên không thể hài lòng tất cả. Sẽ luôn có những trường hợp ngoại lệ đòi hỏi phải có phương thức xử lý phù hợp để vượt qua được những đặc thù không mong muốn.
Cá nhân tôi cho rằng nếu nói về đặc thù thì không phải chỉ có Việt Nam có lao động đặc thù mà nước nào cũng có. Ví dụ đối với giáo viên mầm non, tiểu học, ngành giáo dục phải vào cuộc, bố trí lại lao động, tổ chức lại công việc, đáp ứng nhu cầu đa dạng của trẻ và gia đình trẻ, và cũng là thúc đẩy chất lượng giáo dục tốt lên.
Hoặc đối với công nhân trực tiếp sản xuất, có những lo ngại khi lớn tuổi năng suất lao động không cao, doanh nghiệp không muốn sử dụng mà thay vào đó là sử dụng lao động trẻ. Phần lớn các nước, lao động trực tiếp sản xuất vẫn là đông đảo nhất. Họ xử lý thế nào? Đối với doanh nghiệp điều quan tâm là chi phí. Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ hỗ trợ người lao động khi bị thất nghiệp mà phải hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm, tránh sa thải lao động. Liệu Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có hỗ trợ tài chính để sắp xếp, bố trí lại lao động, tiếp tục sử dụng lao động trung niên và cao tuổi như hỗ trợ một phần tiền lương hoặc đóng BHXH cho những lao động này để giảm chi phí cho doanh nghiệp như nhiều nước vẫn làm chẳng hạn. Tất nhiên là không hỗ trợ tràn lan mà phải có điều kiện.
Người lao động lớn tuổi có thể chậm chạp hơn, năng suất thấp hơn, nhưng doanh nghiệp giảm được chi phí thì chắc vẫn sử dụng, đặc biệt trong bối cảnh lao động khan hiếm. Chúng tôi có tính là hiện nay Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư khoảng 70.000 tỷ đồng; chẳng hạn nếu mỗi lao động thuộc nhóm tuổi cao được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng hoặc 6 triệu đồng/năm, thì chỉ cần 3.000 tỷ đồng hỗ trợ từ Quỹ đã có thể giúp cho nửa triệu lao động tiếp tục làm việc; mà tiếp tục làm việc là tiếp tục tạo ra hàng hóa, dịch vụ, giúp cho sự tăng trưởng của đất nước.
Về bản chất, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là sự chia sẻ giữa doanh nghiệp lớn, thuận lợi với doanh nghiệp nhỏ rất khó khăn, giữa người lao động ở các ngành nghề ổn định, ít nguy cơ mất việc làm với người lao động ở các nghề nhiều rủi ro mất việc làm. Hỗ trợ này theo hướng thực chất là tạo sự gắn kết xã hội giữa cộng đồng người lao động với nhau, giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với nhau qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đối với các công chức lãnh đạo ở các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều lo ngại rằng nâng tuổi nghỉ hưu dẫn đến thời gian giữ chức khá lâu, kém năng động, hiệu quả công việc không cao. Vậy thì chính sách cán bộ cần được sửa đổi, liệu có nên có quy định chỉ giữ chức Vụ trưởng, Cục trưởng, thậm chí Thứ trưởng chỉ nên đến 60 tuổi thôi, hai năm còn lại không giữ chức mà có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ trẻ, giữ cho sự liền mạch của các chính sách trong lĩnh vực phụ trách trước đây.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 cán bộ Công đoàn ngành Hải quan được tuyên dương trong phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”
20:07 | 04/09/2024 Hải quan
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố
15:05 | 12/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform