Tăng tuổi nghỉ hưu, không thể cứng nhắc
Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được dựa trên những cơ sở nào?
Theo chính sách hiện nay của Việt Nam về tuổi nghỉ hưu được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 và nữ là 55, còn đối với những ngành nghề độc hại, nguy hiểm thì được giảm tiếp từ 5-10 năm. Với quy định trên, rõ ràng nguồn nhân lực của chúng ta đang giảm đi và theo như xu hướng chung về quá trình già hóa dân số thì sẽ đến lúc chúng ta sẽ thiếu nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù quy định tuổi nghỉ hưu là nam 60 và nữ 55 nhưng bình quân tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ chỉ đạt 54. Như vậy rõ ràng, chúng ta đang về hưu không đúng với quy định hiện tại.
Cũng theo một khảo sát đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học thì trong tổng lực lượng lao động của chúng ta có tới 42% lao động đã nghỉ hưu đang hưởng lương hưu nhưng vẫn làm việc trong nền kinh tế quốc dân, như vậy có nghĩa là lao động dù về hưu vẫn có đóng góp cho nền kinh tế, xã hội. Trong khi đó, nếu 42% lao động này tiếp tục làm việc, tiếp tục đóng BHXH thì chắc chắn khi về hưu lao động sẽ có mức lương hưu cao hơn. Như vậy, nếu đánh giá thực trạng về tuổi nghỉ hưu hiện nay theo quy định của pháp luật thì chúng ta đang lãng phí một lực lượng nguồn nhân lực rất quan trọng, mà thực tế nguồn nhân lực này là những người có chuyên môn, có trình độ quản lý và có tay nghề cao trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đồng thời, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng sẽ khắc phục được sự chênh lệch về thu nhập và lương hưu khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu do năng lực, điều kiện và nhu cầu khác nhau giữa các nhóm người lao động trong các ngành nghề khác nhau. Tuổi nghỉ hưu sớm của phụ nữ góp phần gia tăng khoảng cách thu nhập trong thời gian đi làm cũng như lương hưu sau này giữa phụ nữ và nam giới.
Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề thâm dụng lao động như da giày, dệt may, chế biến thủy sản, lắp ráp linh kiện điện tử… tỷ lệ công nhân là lao động nữ làm việc trực tiếp chiếm rất lớn và vấn đề sức khỏe, khả năng lao động của nhóm lao động nữ cũng là những rào cản lớn cho việc thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hoặc sẽ dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động sẽ tìm mọi cách để không tiếp tục sử dụng lao động nữ khi họ đạt mức tuổi nhất định. Điều này dẫn đến khả năng lao động nữ có thể bị hạn chế về tiếp cận việc làm bền vững.
Nói như vậy có nghĩa là việc tăng tuổi nghỉ hưu chính là để huy động nguồn nhân lực chất lượng cao, đúng không thưa ông?
Nghị quyết số 28/NQ-TƯ về cải cách chính sách BHXH đã đưa ra những giải pháp và mục tiêu hết sức quan trọng chính là huy động và phát huy nguồn lực lao động đã hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, đã được hưởng lương hưu tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của kinh tế, xã hội. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chính là để huy động nguồn nhân lực hiện tại của đất nước cũng chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu chúng ta không có quy định của pháp luật thì đến tuổi là người lao động nghỉ hưu và sau khi nghỉ họ vẫn tiếp tục làm việc được. Ví dụ một bác sĩ giỏi sau khi nghỉ hưu vẫn có thể làm việc được ở các bệnh viện tư nhân, vẫn mở phòng khám gia đình. Vậy tại sao chúng ta không sử dụng nguồn nhân lực này để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Nhưng nếu đứng ở góc độ người lao động thì họ cho rằng, sau khi đã đóng góp cho xã hội, việc vừa lấy lương hưu và vừa tiếp tục đi làm sẽ có lợi hơn?
Điều này là đúng bởi người lao động vẫn lao động đóng góp cho xã hội, vẫn được hưởng lương hưu, như vậy là họ được hưởng hai nguồn thu nhập. Nhưng rõ ràng, lợi cho người lao động nhưng phần nào đó chúng ta sẽ không hạch toán được, không đánh giá được kinh tế ngầm. Nếu họ tham gia trong trong nền kinh tế quốc dân, chúng ta có thể đánh giá đúng được GDP, đánh giá được đúng tốc độ tăng trưởng. Và tôi cho rằng, khi ta huy động được nguồn lực này khi họ không phải làm ngoài mà làm trong khu vực kinh tế nhà nước thì quản lý của chúng ta sẽ tốt hơn, đồng thời giúp tăng được thuế, tăng được nguồn thu cho ngân sách. Điều này hết sức quan trọng, bởi chúng ta phải hiểu rõ, muốn làm gì cũng phải đảm bảo được lợi ích của 3 bên: Người lao động – Doanh nghiệp – Nhà nước. Còn nếu chỉ tập trung vào lợi ích của người lao động và doanh nghiệp bỏ trống phần Nhà nước thì làm sao có nguồn thu để chúng ta tái đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi… Nhưng đây là quyền của người lao động, nếu chúng ta muốn huy động thì phải có chính sách khuyến khích.
Hiện đang có một số ý kiến cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam là vẫn còn thấp so với lộ trình tăng của các nước xung quanh, thậm chí là thấp so với kể cả Lào và Campuchia?
Điều đó rất đúng so với khu vực nhưng lại không đúng đối với thực tiễn Việt Nam. Tại sao là 60 và 62? Chúng ta đừng vui mừng khi con số tuổi thọ bình quân của người dân Việt Nam là 76,6, trong đó nữ là 71,2, nam là 82,3 nhưng chúng ta phải hiểu chất lượng cuộc sống của người lao động khi về hưu rất thấp, sức khỏe không được tốt nên chúng ta phải tính đến chất lượng dân số. Chính vì lẽ đó, Trung ương đã có Nghị Quyết số 21-NQ/TƯ về công tác dân số trong tình hình mới, cụ thể là nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo nguồn lực của chúng ta bền vững hơn đến một lúc nào đó thì lập tức tuổi 60, 62 sẽ được xem xét để điều chỉnh chứ hiện tại chúng ta chưa đủ điều kiện để điều chỉnh.
Bên cạnh đó, quá trình già hóa dân số của chúng ta còn kéo dài trong nhiều năm, phải đến năm 2049 thì dân số Việt Nam mới già hóa như Nhật Bản hiện nay. Như vậy, chặng đường để chúng ta điều chỉnh còn nhiều. Pháp luật không thể cứng nhắc và khi nào chúng ta thấy thuận lợi thì chúng ta điều chỉnh để làm sao đảm bảo được nguyện vọng, lợi ích và mong mỏi của người dân.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngay trong ngày đầu tiên, khoảng 2 triệu người đã được nhận lương hưu và trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới
20:32 | 01/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Từ 1/7 chính thức điều chỉnh tăng lương cơ sở 30%, tăng lương hưu 15%
10:43 | 29/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ đề xuất tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu và chưa bãi bỏ hệ số lương
19:42 | 25/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
Ngày hội đua xe Đồng Mô: 25 đường đua với tổng giải thưởng trên 600 triệu đồng
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
Hải quan Chi Ma tịch thu 400 kg chân lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics