Tăng xác thực, giảm rủi ro cho giao dịch ngân hàng điện tử
Việc áp dụng xác thực sinh trắc học sẽ giúp tăng tính bảo mật cho các giao dịch ngân hàng điện tử. Ảnh: TL |
Rủi ro rình rập người dùng
Tại họp báo công bố chương trình Ngày không tiền mặt năm 2024 mới đây, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nêu lên những con số cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo đó, đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành và 32,77 triệu ví điện tử đang hoạt động. Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh internet và mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%; tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%.
Từ ngày 1/7 tới, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực. Theo đó, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/ lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực bằng khuôn mặt. |
Số liệu 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 cho thấy, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt có mức tăng trưởng khá. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 57,11% về số lượng và 39,49% về giá trị; qua kênh internet tăng 47,48% về số lượng và 30,2% về giá trị; qua kênh điện thoại di động đạt tăng 59,26% về số lượng và 35,91% về giá trị. Giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 14,15% về số lượng và giảm 7,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, cho thấy xu hướng dịch chuyển từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Song song với sự phát triển của các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, ông Dũng cũng thừa nhận tình trạng lừa đảo hoành hành từ cuối năm 2023 đến nay. Các đối tượng lừa đảo đánh vào điểm yếu nhất trong chuỗi giá trị thanh toán là người dùng.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng chỉ ra rằng, kẻ gian thường sử dụng phương thức lừa đảo phổ biến là đánh vào tâm lý, lòng tham hay nỗi sợ hãi của người dân để thực hiện các giao dịch thanh toán thật nhằm chiếm đoạt tiền.
Thực tế này cho thấy cần phải nâng cao nhận thức người dùng khi thanh toán không dùng tiền mặt và trách nhiệm của các đơn vị cung ứng dịch vụ. Ông Dũng cho biết, NHNN đã tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời tăng cường bảo mật hệ thống, đem lại các dịch vụ an toàn, bảo mật cho người dùng.
Về phía NAPAS, ông Long cho biết, đơn vị này đang soạn thảo bộ quy trình phối hợp giữa NAPAS với các ngân hàng dựa trên nền tảng pháp lý hiện nay. Theo đó, khi nhận diện giao dịch có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, thông qua quy trình mà NAPAS và các ngân hàng đã thống nhất có thể thông tin ngay cho ngân hàng nhận tiền, giúp ngăn chặn giao dịch.
Cân bằng giữa độ an toàn và trải nghiệm khách hàng
Bên cạnh những giải pháp như trên, từ ngày 1/7 tới, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực. Theo đó, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc trên 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực bằng khuôn mặt.
Ông Lê Anh Dũng cho biết, đây là giải pháp xác thực mạnh nhằm giúp bảo vệ khách hàng, cũng chính là bảo vệ ngân hàng và các phương thức thanh toán điện tử. Quyết định 2345/QĐ-NHNN sẽ giải quyết căn cơ hoạt động lừa đảo, tài khoản không chính chủ, cho mượn, cho thuê; ngăn chặn chuyển tiền và ngăn chặn dòng tiền bẩn.
Ông Lê Anh Dũng lý giải về định mức này, NHNN đã nghiên cứu rất kỹ trước khi đưa ra mốc 10 triệu đồng/giao dịch và 20 triệu đồng/ngày phải thực hiện xác thực sinh trắc học. Theo thống kê có đến 70% giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng. Do đó, mục tiêu của NHNN khi ban hành quy định này là tạo sự cân bằng giữa xác thực giao dịch không dùng tiền mặt nhằm phòng chống gian lận, lừa đảo, nhưng cũng đảm bảo giao dịch của khách hàng được xuyên suốt, không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, mốc 20 triệu đồng/ngày được đưa ra để ngăn chặn trường hợp tội phạm lợi dụng kẽ hở để thực hiện nhiều giao dịch dưới ngưỡng 10 triệu đồng/lần mà không cần phải xác thực sinh trắc học.
Giới hạn này được đặt ra để phòng chống lừa đảo, tránh kẻ gian lợi dụng, qua đó nhằm bảo vệ chứ không gây khó cho người dùng.
Thời gian qua, NHNN cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán rà soát quy trình, quy định nội bộ; ưu tiên áp dụng mở tài khoản thanh toán, ví điện tử bằng phương tiện điện tử (eKYC) đối với khách hàng sử dụng căn cước công dân gắn chip; tăng cường công tác quản lý rủi ro, thực hiện hậu kiểm 100% đối với các tài khoản, ví điện tử mở bằng eKYC… Ngoài ra, NHNN đã phối hợp với Bộ Công an tổ chức kiểm tra về an toàn hệ thống thông tin và hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại nhiều tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán. NHNN cũng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị trong ngành ngân hàng làm tốt công tác truyền thông để nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, phòng chống lừa đảo, gian lận thanh toán cho toàn thể cán bộ ngành ngân hàng và khách hàng.
Ngành ngân hàng cũng đã và đang tích cực phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06/QĐ-TTg ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ cho công tác làm sạch dữ liệu, xác minh thông tin khách hàng thông qua Căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID và hỗ trợ trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Ông Dũng cho biết, đến nay đã có 60 tổ chức tín dụng đang triển khai ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip qua thiết bị tại quầy; 48 tổ chức tín dụng đang triển khai qua ứng dụng di động và 22 tổ chức tín dụng đang triển khai ứng dụng tài khoản VneID…
Về phía ngân hàng, ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết, các ngân hàng phải đầu tư không nhỏ để triển khai xác thực sinh trắc học theo Quyết định số 2345, nhưng đây là khoản đầu tư “đáng đồng tiền bát gạo” bởi sẽ mang lại sự an toàn cho các giao dịch của khách hàng. Người dùng chỉ cần xác thực lần đầu với căn cước công dân và khuôn mặt, sau đó, khi thực hiện giao dịch, việc xác thực sẽ rất dễ dàng.
Tin liên quan
Đâu là điểm yếu dễ bị hacker tấn công của hệ thống tài chính ngân hàng?
19:41 | 27/05/2022 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng là mục tiêu “ưa thích” của tội phạm mạng
16:10 | 18/11/2021 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thí điểm cấp mã QR để người dân quận 7, Củ Chi, Cần Giờ ra đường tham gia sản xuất
14:22 | 14/09/2021 Sự kiện - Vấn đề
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics