Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn qua trái phiếu doanh nghiệp
Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vượt mục tiêu 7%GDP đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ảnh: ST |
Có hiện tượng phát triển “nóng”
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong những năm gần đây phát triển nhanh, giúp các doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng; hỗ trợ các ngân hàng thương mại (NHTM) và các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực huy động vốn dài hạn để đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn; giảm bớt áp lực huy động vốn cho hệ thống NHTM; định hướng được các khoản đầu tư trung, dài hạn thay vì gửi tiền tiết kiệm ngắn hạn.
Nhằm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, từng bước phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, các chuyên gia và thành viên của thị trường trái phiếu, Nghị định số 163 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động trong việc huy động vốn và tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hiện tượng các doanh nghiệp dịch chuyển vốn huy động từ kênh tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu với khối lượng lớn cho thấy dấu hiệu của sự phát triển “nóng”. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng một số nhà đầu tư cá nhân mua theo tâm lý đám đông, chỉ quan tâm đến lãi suất mà không quan tâm đến sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp.
Kênh huy động vốn được các doanh nghiệp quan tâm lựa chọn Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng và phát triển nhanh. Nếu cuối năm 2017 đạt 6,29% GDP, cuối năm 2018 đạt 9,01% GDP thì cuối năm 2019 đã đạt 10,38% GDP (tương đương khoảng 640.000 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2011). Riêng trong năm 2019, các doanh nghiệp phát hành trên 315.000 tỷ đồng. Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vượt mục tiêu 7% GDP đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho thấy phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành kênh huy động vốn ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm lựa chọn. Trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, đạt trên 58.000 tỷ đồng. Số lượng và loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường đa dạng hơn so với năm trước, bao gồm khối sản xuất, dịch vụ và xây dựng, mặc dù khối lượng phát hành thấp hơn năm trước. |
Đánh giá từ quá trình quản lý và giám sát, Bộ Tài chính đã chỉ ra một số tồn tại lớn. Đầu tiên, Bộ Tài chính nhận thấy có hiện tượng “lách luật” về phát hành ra công chúng thông qua việc phát hành riêng lẻ, sau đó phân phối rộng rãi trên thị trường thứ cấp. Sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân gồm cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ khi chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về mục đích phát hành, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, đồng thời lại thiếu khả năng phân tích, đánh giá là rủi ro cho các nhà đầu tư này. Trường hợp doanh nghiệp phát hành không thực hiện được các cam kết với nhà đầu tư thì phạm vi bị ảnh hưởng sẽ rất lớn, gây bất ổn cho thị trường tài chính và xã hội.
Bên cạnh đó, quy định hiện hành của pháp luật chứng khoán và pháp luật doanh nghiệp không hạn chế khối lượng huy động vốn của doanh nghiệp qua phát hành trái phiếu. Điều này dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp phát hành khối lượng trái phiếu lớn hơn vốn chủ sở hữu. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong năm 2019, có 28/217 doanh nghiệp phát hành có khối lượng phát hành trái phiếu vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, trong đó, 11 doanh nghiệp có khối lượng phát hành vượt 50 lần vốn chủ sở hữu, 6 doanh nghiệp khối lượng phát hành vượt 100 lần vốn chủ sở hữu. Trong số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn có một số doanh nghiệp không công bố cụ thể mục đích sử dụng vốn và phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Ở khía cạnh khác, có hiện tượng doanh nghiệp quy mô nhỏ phát hành khối lượng lớn trái phiếu có tài sản đảm bảo dưới dạng sản phẩm tài chính cơ cấu (sản phẩm chứng khoán hóa) theo quy định của Bộ luật Dân sự. Do hiện hành chưa có quy định về tín thác và chứng khoán hóa nên khi có rủi ro xảy ra thì khó xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên dẫn đến rủi ro khi triển khai sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp dưới hình thức này.
Về lãi suất phát hành, quy định của pháp luật hiện hành không giới hạn về mức lãi suất huy động trái phiếu của doanh nghiệp. Lãi suất trái phiếu do doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư tự thỏa thuận. Do vậy, thời gian gần đây có hiện tượng một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao, nhất là các doanh nghiệp bất động sản. Việc phát hành trái phiếu với lãi suất cao có thể tác động tiêu cực đến mặt bằng lãi suất trên thị trường, gây rủi ro cho cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư.
Cẩn trọng tham gia đầu tư
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết: Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã có những khuyến cáo đối với nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Cuối tuần qua, Bộ Tài chính tiếp tục phát đi khuyến cáo, trong đó lưu ý nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp cần phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ. Cần nắm rõ 5 yếu tố gồm: Trái phiếu do doanh nghiệp nào phát hành và phát hành với mục đích gì; trái phiếu có được đảm bảo hay không được đảm bảo bằng tài sản; các cam kết của doanh nghiệp đối với trái phiếu; kỳ hạn và phương thức trả lãi trái phiếu doanh nghiệp; tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ở phía cơ quan quản lý, theo ông Dương, mục tiêu hướng đến không phải thắt chặt hay nới lỏng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quan trọng cần xây dựng một khung khổ pháp lý để đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường, đảm bảo sự minh bạch của thị trường, tuân thủ quy định pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu.
“Để hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và Luật Doanh nghiệp hiện đang sửa đổi, dự kiến có hiệu lực vào tháng 1/2021, Bộ Tài chính đã hoàn tất và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 163 nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” - ông Dương cho biết.
Những điểm mới của hệ thống pháp lý từ 1/1/2021 đối với trái phiếu doanh nghiệp đó là trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng yêu cầu phải có định mức tín nhiệm, theo đó nhà đầu tư có thêm một căn cứ nữa để quyết định mua trái phiếu đối với trái phiếu phát hành ra công chúng. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ, Luật Chứng khoán cũng quy định và tại dự thảo Nghị định sửa Nghị định 163 cũng sửa nội dung này, theo đó trái phiếu này chỉ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với các hệ thống văn bản trước đây.
"Hiện nay quy định: trái phiếu phát hành riêng lẻ được phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhưng sắp tới với tính chất rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp, sẽ yêu cầu phân tích rủi ro khi quyết định đầu tư. Chúng tôi sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán theo hướng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp giúp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp” – đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
Muối, gạo và lương
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform