Tham tán không “bỏ rơi” doanh nghiệp
Nhiều tham tán thương mại cho rằng, khó khăn về nguồn nhân lực là một trong những nguyên nhân chính cản trở hoạt động của các thương vụ ở nước ngoài. Ông có đồng tình với quan điểm này không?
Hiện nay, trong hệ thống thương vụ ở nước ngoài, địa bàn đông nhất cũng chỉ có 4 người, nhiều địa bàn chỉ có 1-2 người. Với số lượng nguồn nhân lực có hạn nên các tham tán thương mại không thể đáp ứng được hết các nhu cầu thông tin của DN là một thực tế. Ở chiều ngược lại, các DN có nhu cầu rất lớn về thông tin tại các thị trường giàu tiềm năng. Song, dường như DN của chúng ta chưa chủ động trong việc nắm bắt các thông tin tại thị trường họ muốn hướng tới.
Tôi cho rằng, bản thân các DN cũng phải nỗ lực tìm hiểu thông tin giống như việc “làm bài tập về nhà” vậy, tức là phải có nghiên cứu kỹ lưỡng thông tin về thị trường nơi mình định XK hàng hóa, như vậy thông tin 2 chiều sẽ tốt hơn.
Vậy đâu là khó khăn nhất trong hoạt động của thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, thưa ông?
Khó khăn nhất là vận động đấu tranh trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ quyền lợi về mặt thị trường của hàng XK Việt Nam. Và việc đảm bảo được thị trường cho hàng XK của Việt Nam đồng nghĩa với việc bảo vệ được quyền lợi cho hàng triệu người lao động.
Ví như mặt hàng cá tra, cá basa XK của Việt Nam sang Mỹ, hiện đang gặp khó khăn trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, gặp khó khăn trong Luật Nông trại, đặc biệt là chương trình giám sát cá da trơn….
Vì vậy, thương vụ phải đấu tranh, vận động khá vất vả. Cụ thể, chúng tôi phải liên hệ với các chính giới, cơ quan bộ ngành có liên quan, giới nghị sĩ, giới báo chí để vận động họ viết bài cho Việt Nam để chống lại các quy định hết sức bất công và phi lý đối với hàng XK của Việt Nam.
Thương vụ được ví như “cầu nối” giữa DN trong nước với các thị trường nước ngoài, như “radar” kinh tế cho Chính phủ…Theo ông, thương vụ Việt Nam tại các nước đã làm tròn vai chưa?
Chúng tôi đã cố gắng hết sức làm “ông mai” kết nối nhiều DN trong nước với thị trường nước ngoài. Ví dụ như thời điểm này, Việt Nam đang tham gia nhiều hiệp định thương mại, nhiều DN muốn thâm nhập thị trường nước ngoài nhưng lại chưa hiểu biết gì về các hiệp định này.
Thị trường Hoa Kỳ vốn rất “nghiêm khắc” nên DN của chúng ta muốn thâm nhập không dễ. Trong khi mỗi ngày chúng tôi nhận được từ 10-20 email và đều trả lời rất chi tiết. Vì thế, không thể nói chúng tôi “bỏ rơi” DN.
Thị trường Mỹ được coi là thị trường XK tiềm năng của Việt Nam khi đứng trong top đầu các nước XK lớn nhất. Nhất là khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì cơ hội này càng nhìn thấy rõ. Vậy muốn đưa hàng vào Mỹ, DN Việt Nam cần chú ý những điều gì, thưa ông?
Tôi cho rằng, các DN Việt Nam có thể đưa hàng vào các hệ thống siêu thị, tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ. Theo kinh nghiệm cũng như nghiên cứu của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, đối với các tập đoàn, siêu thị lớn của Mỹ như tập đoàn Walmart – Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ với doanh thu 500 tỷ USD/ năm, các DN của Việt Nam muốn đưa được hàng vào những tập đoàn lớn này, ngoài việc phải đạt được các quy cách, phẩm chất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, còn phải đạt được các chứng chỉ khác liên quan đến vấn đề xã hội, nhân đạo, ngày công, tiền lương, cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động...
Hiện nay tập đoàn Walmart đã có chi nhánh ở TP. HCM. Chi nhánh này đang giúp các DN Việt trong việc làm sao để đạt được các tiêu chí để có thể đưa hàng vào trong tập đoàn Walmart.
Thực tế, chúng tôi đã giới thiệu nhiều DN cho các tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ, nhưng khi tiếp cận, phía Hoa Kỳ có các yêu cầu về chứng chỉ cần thiết thì các DN Việt Nam lại không đáp ứng được. Nhiều DN tiếp xúc xong lại bị bật ra, không thể vào được các tập đoàn này.
Bởi vậy, tôi xin nhắc lại, các DN Việt Nam cần phải chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ các chứng chỉ về ISO, về an toàn vệ sinh thực phẩm được quốc tế công nhận mới có thể đưa được hàng hóa vào các siêu thị lớn của Mỹ cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Nhiều mặt hàng nông sản đã được các thương vụ xúc tiến đưa ra thị trường nước ngoài |
4 mặt hàng gồm dệt may, da giày, đồ gỗ và thủy sản được cho là thế mạnh của Việt Nam khi XK sang Mỹ. Ông có thể đưa ra dự báo về hoạt động XK của các mặt hàng chủ lực này trong năm nay và xa hơn là khi TPP có hiệu lực?
Với TPP, các DN Việt Nam cũng như nước ngoài đều rất quan tâm đến việc thúc đẩy XK hàng hóa vào thị trường Mỹ. Đặc biệt là sản phẩm dệt may và giày dép vì đây là 2 mặt hàng được hưởng lợi lớn khi tham gia TPP.
Người ta ước tính, thị phần giày dép của Việt Nam nếu như hiện nay chỉ chiếm 12% thị phần tại Mỹ thì đến năm 2019 sẽ tăng lên 22%. Việt Nam đang là nước đứng thứ 2 và sẽ vươn lên dành thị phần của Trung Quốc tại Mỹ trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nga: 160 DN tham gia chương trình quảng bá hàng hóa Việt Nam tại Nga vào dịp cuối năm 2015 được đánh giá là một sự kiện “lịch sử” từ khi Liên Xô cũ tan rã. Điều này cho thấy, các DN đã quan tâm đến thị trường Nga và coi đây là thị trường quan trọng khi hướng đến XK. Thông qua chương trình quảng bá này, DN nhận thấy có nhiều thuận lợi khi thâm nhập thị trường Nga chứ không phải chỉ toàn khó khăn như tưởng tượng. Hàng mang sang nhiều người ngỡ ngàng vì bán được nhiều. Thậm chí, có DN còn đăng ký mở văn phòng đại diện luôn tại đó, mở gian hàng để bán hàng. Đây là một kinh nghiệm để có thể XK sang thị trường Nga. Bở lẽ trên thực tế, người Nga chưa quen dùng qua hệ thống thương mại điện tử mà họ phải nhìn thấy tận mắt hoặc xem hàng ngay tại các quầy hàng. Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty May 10: Thời gian qua, thương vụ đã tổ chức một số cuộc hội thảo và tiếp xúc với DN các nước. Tuy nhiên, những hoạt động của thương vụ mới chỉ mang tính chung chung, không tập trung vào từng ngành hàng cụ thể. Chúng tôi đã từng làm việc riêng với các thương vụ ở một số thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tôi nghĩ, các thương vụ nên tổ chức hoạt động xúc tiến với các ngành nghề riêng, có những cuộc tiếp xúc, cuộc hội thảo chuyên ngành hoặc có kênh phân bổ thời gian, người làm riêng cho từng mảng, từng lĩnh vực cụ thể… như thế DN sẽ có thêm nhiều thông tin về thị trường hơn. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia: Hơn thế, thương hiệu cho hàng XK của Việt Nam vẫn chưa được các DN quan tâm, đầu tư và phát triển xứng tầm, ví dụ như các mặt hàng nông, thủy sản vẫn chỉ XK ở dạng thô, sản phẩm đã qua chế biến thì phần lớn lại mang tên của đối tác nước ngoài. Do vậy, người tiêu dùng Australia chỉ biết một số ít thương hiệu hàng XK Việt Nam. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải khắc phục các mặt tồn tại, hạn chế để thúc đẩy hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng XK của nước ta và nhu cầu NK của phía Australia. P.T (ghi) |
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics