Thanh khoản ngân hàng đã bớt căng thẳng
Thanh khoản bớt dồi dào, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh | |
Ngân hàng kỳ vọng thanh khoản tiếp tục cải thiện, giúp lãi suất giảm thêm |
Lượng tiền mới từ KBNN sẽ giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng bớt căng thẳng trong ngắn hạn. Ảnh: ST |
Tính đến ngày 21/5/2021, huy động chỉ tăng trưởng 2,68% trong khi tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng trưởng 4,67% so với đầu năm, cao hơn nhiều mức tăng trưởng chỉ 2% của 5 tháng đầu năm 2020.
Chênh lệch tiền gửi-tín dụng đã thu hẹp khoảng 160 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2020, thanh khoản các ngân hàng thương mại bớt dư thừa khiến lãi suất trên liên ngân hàng tăng thêm khoảng 35-53 điểm phần trăm so với thời điểm cuối tháng 4, duy trì quanh mức 1,3%/năm với kỳ hạn qua đêm, 1,5%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Tại TPHCM, báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM cũng cho biết, đến 31/5, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 2,97 triệu tỷ đồng, tăng 0,74% so với tháng trước và tăng 2% so với cuối năm 2020. Nguyên nhân của mức tăng chậm này chủ yếu do tác động của dịch Covid-19 đến các lĩnh vực kinh tế của thành phố.
Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM đến 31/5 ước đạt 2,65 triệu tỷ đồng, tăng 1,02% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cuối năm 2020 – cao hơn đáng kể so với mức tăng 1,75% trong cùng kỳ năm trước.
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty chứng khoán Rồng Việt đưa ra nhận định, việc tái cơ cấu danh mục của cá nhân do nền lãi suất huy động giảm đã góp phần khiến tăng trưởng huy động gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các ngân hàng, dẫn đến căng thẳng thanh khoản cục bộ và hạn chế tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng. Điều này dẫn đến việc vài ngân hàng tăng nhẹ lãi suất tiền gửi.
Tuy nhiên, báo cáo của SSI Research cho biết, cung cầu VND trên liên ngân hàng vẫn rất ổn định, NHNN vẫn tạm ngừng giao dịch trên thị trường mở trong 3 tháng qua, đặc biệt sẽ có một lượng tiền đồng lớn bơm ra từ các giao dịch bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ được thực hiện trong tháng 7 và tháng 8 tới.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định chính sách tiền tệ đang ở mức hợp lý, lãi suất (đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên) ở xu hướng giảm để hỗ trợ nền kinh tế và không có dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi về định hướng chính sách khi mà lạm phát vẫn ở trong tầm kiểm soát. Bởi vậy các chuyên gia của SSI chưa nhận thấy áp lực tăng lãi suất trong ngắn hạn, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo lãi suất có thể nhích tăng từ đầu quý 3/2021 khi dịch bệnh được kiểm soát, tín dụng tiếp tục tăng tốc.
Báo cáo của BVSC cũng cho biết, tính tới cuối tháng 5, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) ở hệ thống ngân hàng thương mại đã tăng lên mức 63.000 tỷ đồng so với trước đây. Việc KBNN đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ trong thời gian vừa qua đã giúp KBNN có tiền nhàn rỗi, đặc biệt trong bối cảnh giải ngân đầu tư công bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh.
Lượng tiền mới đổ vào từ KBNN phần nào đã hỗ trợ cho thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó, giúp lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm và 1 tuần giảm nhẹ trong tuần qua. Số tiền gửi hiện tại của KBNN là khoản tiền gửi ngắn hạn và sẽ đáo hạn trong vòng 6 tháng. Đây sẽ là yếu tố giúp giảm căng thẳng hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn, khi lãi suất liên ngân hàng có diễn biến tăng liên tiếp.
Các chuyên gia của Rồng Việt cũng nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ được hỗ trợ bởi việc các hợp đồng kỳ hạn USD sẽ bắt đầu đáo hạn từ nửa cuối năm 2021. Giá trị lũy kế ước tính vào khoảng 8,2 tỷ USD vào cuối tháng 5 và hơn 1,2 tỷ USD trong số đó đã bị hủy ngang.
Hệ thống ngân hàng cũng sẽ chứng kiến một lượng tiền lớn từ việc trái phiếu Chính phủ đáo hạn. Dự kiến số lượng đáo hạn trong tháng 6 là 41 nghìn tỷ đồng, trong khi khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch là 28 nghìn tỷ đồng.
Cuối cùng, tình hình đại dịch phức tạp được cho là sẽ cản trở tăng trưởng tín dụng. Hầu hết đà tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đã diễn ra trước đợt bùng phát mới nhất của Covid-19. Trong khi đó, cơ sở tiền gửi đã lấy lại đà tăng sau khi gần như đi ngang trong 3 tháng đầu năm 2021. Điều này sẽ giảm áp lực lên thanh khoản, hỗ trợ hạ lãi suất liên ngân hàng và ổn định lãi suất huy động.
Tín dụng sẽ khó hơn? Tính tới thời điểm hiện tại, một số ngân hàng tư nhân đã đạt mức trần tăng trưởng tín dụng chỉ một thời gian ngắn sau khi kết thúc quý 1. Dựa trên thời điểm công bố nâng mức trần tín dụng vào năm ngoái, dự kiến phải đến quý sau hạn mức tăng trưởng mới được cấp mới. Điều này có thể khiến các ngân hàng thương mại tư nhân phải gặp khó khăn trong hoạt động cho vay cho tới thời điểm đó. Tuy nhiên, theo báo cáo của Rồng Việt, có một vài giải pháp đã được các ngân hàng sử dụng. Các ngân hàng có thể hạn chế giải ngân các khoản vay dài hạn và tập trung vào các khoản vay ngắn hạn để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Tình trạng khan hiếm dư địa cho vay cũng có thể dẫn đến sự tăng trưởng tích cực của các sản phẩm bán chéo, đặc biệt là bancassurance (bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng), vốn sẽ cải thiện khả năng tiếp cận khoản vay của những người mua bảo hiểm hoặc giúp thúc đẩy thủ tục giải ngân. Nguồn cung cho vay hạn chế cũng có thể khiến lãi suất cho vay cao hơn và điều này đã diễn ra ở một số ngân hàng tư nhân và thậm chí cả ngân hàng quốc doanh, tập trung chủ yếu vào phân khúc khách hàng cá nhân. |
Tin liên quan
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform