Thị trường chứng khoán bùng nổ, các quỹ mở đạt hiệu suất cao trong năm 2021
Năm 2021 là một năm rất đặc biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Một năm bùng nổ của thị trường chứng khoán |
Ảnh minh hoạ: Internet |
Nổi bật nhất trong các quỹ do VinaCapital quản lý, lợi nhuận của Quỹ đầu tư cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF) đạt tới 67% trong năm 2021, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu toàn thị trường kể từ năm 2020.
VESAF chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu hạn chế sở hữu nước ngoài; cổ phiếu của những công ty có vốn hóa vừa và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng tốt với lợi thế cạnh tranh nhờ chiến lược kinh doanh và phân khúc thị trường riêng biệt.
Tính đến 31/12/2021, phần lớn tài sản của quỹ VESAF được đầu tư vào cổ phiếu thuộc ngành tài chính (21,6%), công nghiệp (15,1%), vật liệu (13,1%), công nghệ (9,6%), tiêu dùng thiết yếu (9,1%) và bất động sản (6,3%) với danh mục bao gồm FPT, MBB, MWG, SZC và KDH. Lợi nhuận trung bình hàng năm của quỹ VESAF đạt 22,7%/năm từ khi thành lập (18/4/2017) cho đến ngày 31/12/2021.
Xếp thứ 2 là Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF) với mức sinh lời 56,5%. Cả hai quỹ VESAF và VEOF đều đạt hiệu suất vượt xa chỉ số tham chiếu VN-Index (35,7%) ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2021.
VEOF chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp đầu ngành có giá trị vốn hóa lớn và vừa, có lợi thế cạnh tranh khác biệt và tiềm năng tăng trưởng tốt để mang lại lợi nhuận cao hơn tăng trưởng của VN-Index cho nhà đầu tư dài hạn. Năm 2021, VEOF đã tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp có vốn hóa ở mức trung bình được số đông các nhà đầu tư cá nhân ưa chuộng.
Tính đến 31/12/2021, 96,4% tài sản của VEOF được phân bổ vào các ngành tài chính (26,8%), bất động sản (17,3%), vật liệu (16,8%), tiêu dùng không thiết yếu (11%), công nghiệp (7,7%), tiêu dùng thiết yếu (6,2%), công nghệ (5,2%), tiện ích (2,8%) và y tế (2,6%), với danh mục đầu tư bao gồm các cổ phiếu bluechip như MWG, TCB, MBB, VHM và HPG. Lợi nhuận trung bình hàng năm của VEOF là 13,9%/năm từ khi thành lập (1/7/2014) đến ngày 31/12/2021.
Lợi nhuận của Quỹ đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF) cũng đạt 35,2%, xếp thứ 2 trong nhóm quỹ cân bằng có cùng chiến lược đầu tư. Đây là quỹ mở cân bằng, chủ yếu đầu tư vào trái phiếu, giấy tờ có giá có chất lượng tín dụng cao và cổ phiếu niêm yết của các công ty có nền tảng vững mạnh, triển vọng lợi nhuận bền vững, giúp nhà đầu tư hưởng lợi từ các cổ phiếu tăng tưởng tốt; đồng thời giảm thiểu rủi ro biến động thị trường nhờ đa dạng hóa danh mục vào các loại cổ phiếu có thu nhập cố định.
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của VIBF được phân bổ khoảng 50% vào cổ phiếu và 50% vào tài sản thu nhập cố định theo chiến lược đầu tư của quỹ. Danh mục cổ phiếu nắm giữ của quỹ chủ yếu thuộc ngành tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin với các mã bao gồm HPG, FPT, MWG và TCB. Lợi nhuận trung bình hàng năm của quỹ VIBF đạt 18,3%/năm từ khi thành lập (14/7/2019) đến ngày 31/12/2021.
Đối với Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF), hiệu suất đạt 7,7%, dẫn đầu nhóm quỹ trái phiếu. Quỹ này chuyên đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh, ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và có tầm nhìn dài hạn; giấy tờ có giá và các công cụ đầu tư có thu nhập cố định.
Tính đến 31/12/2021, trên 94,9% tổng tài sản của VFF được đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, tiêu dùng, bất động sản. Hiện tại, danh mục đầu tư của VFF bao gồm trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi phát hành bởi SHBF, MSN, PDR, KBC và HDG. Lợi nhuận trung bình hàng năm của quỹ VFF đạt 7,68%/năm từ khi thành lập (8/4/2013) đến ngày 31/12/2021.
Ông Brook Taylor, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý Quỹ VinaCapital đánh giá, năm 2021 là một trong những năm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các quỹ mở do VinaCapital quản lý đã đem lại cho các nhà đầu tư mức lợi nhuận vượt trội, cao hơn rất nhiều so với chỉ số tham chiếu và dẫn đầu trong các quỹ tương ứng trên thị trường. Kết quả tích cực này chứng minh rằng các quỹ mở được quản lý chủ động mang lại lợi nhuận tối ưu tại những thị trường như Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của 4 quỹ mở VESAF, VEOF, VIBF và VFF đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 57,6% so với năm trước. Trong đó, VESAF là 919,3 tỷ đồng, VEOF 618,1 tỷ đồng, VIBF 743,3 tỷ đồng và VFF 798,3 tỷ đồng; thu hút tổng cộng hơn 23.500 nhà đầu tư tính đến ngày 31/12/2021. |
Tin liên quan
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
300 triệu cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE
15:38 | 14/08/2024 Tài chính
MSB chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu 30%
16:26 | 12/08/2024 Chứng khoán
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với Hiệp hội Lưu ký toàn cầu
06:21 | 09/08/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư mong đợi thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
06:18 | 09/08/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán sẽ sớm cân bằng trở lại
06:14 | 09/08/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng gấp đôi năm 2023
20:20 | 06/08/2024 Chứng khoán
Hai Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Singapore ký biên bản ghi nhớ nâng tầm hợp tác
15:16 | 05/08/2024 Chứng khoán
Thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX giảm cả về thanh khoản và giá cổ phiếu
12:53 | 03/08/2024 Chứng khoán
Kết nối thị trường tài chính Việt Nam - Australia
20:29 | 02/08/2024 Chứng khoán
Việt Nam – Australia ký Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển thị trường vốn
15:05 | 02/08/2024 Chứng khoán
Tin mới
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform