Thúc đẩy tiêu dùng trong nước: Động lực từ tài chính tiêu dùng
Hậu Covid-19, tín dụng tiêu dùng vẫn có nhiều thời cơ để phát triển. Ảnh minh họa |
Lợi thế phát triển
Thị trường nội địa nước ta luôn được đánh giá là lớn và tiềm năng do dân số đông và dân số trẻ. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho vay tiêu dùng qua ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng cuối năm 2019, bằng 11,4% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay tiêu dùng chính thức vào khoảng 40% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong khi đó, ước tính cho vay tiêu dùng không chính thức chiếm khoảng 15-20% tổng dư nợ nền kinh tế (1,16-1,55 triệu tỷ đồng). Nên đây là dư địa rất lớn để các công ty tài chính tiêu dùng tiếp tục phát triển, mở rộng đối tượng cho vay.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là khoảng thời gian chịu giãn cách xã hội, tăng trưởng tín dụng đã ở mức rất thấp so với mọi năm, trong đó có cả tín dụng tiêu dùng. Hơn nữa, hiện tình hình nợ xấu của các ngân hàng và công ty tài chính có xu hướng tăng lên, nên việc kích thích tài chính tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn.
Dù vậy, theo các chuyên gia, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn rất lớn và sáng hơn nhiều so với các nước, nên dư địa cho tài chính tiêu dùng còn lớn. PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nhu cầu vay tiêu dùng thuộc nhóm “dưới chuẩn" chưa được đáp ứng trên thực tế là rất lớn, rất đa dạng và cũng rất cấp thiết, nhất là thời kỳ hậu Covid-19. Hơn nữa, hiện nay, cho vay tiêu dùng thường tập trung vào 2 sản phẩm phổ biến là cho vay mua nhà (đầu tư bất động sản), sửa nhà với gần 50% dư nợ tín dụng tiêu dùng và vay để mua ô tô khoảng 10% tổng dư nợ. Trong khi 2 sản phẩm khác là thẻ tín dụng và cho vay sinh viên lại chưa phổ biến. Ngoài ra, một số sản phẩm tín dụng tiêu dùng mục đích khác có tỷ trọng khá khiêm tốn, do những khó khăn trong việc phát triển quan hệ với nhà cung cấp, tiếp cận khách hàng và xử lý thủ tục vay…
Tìm sản phẩm phù hợp
Dưới những tác động của dịch bệnh, không chỉ suy thoái kinh tế mà còn thay đổi cả thói quen và đời sống của người dân, nên để đáp ứng các nhu cầu vay “dưới chuẩn”, các công ty tài chính phải có những sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp, giúp người dân tránh xa “tín dụng đen”.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh việc tạo điều kiện về hành lang pháp lý, quản lý từ cơ quan chức năng, các công ty tài chính tiêu dùng, ngân hàng thương mại cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh. Trong đó, đặc biệt lưu tâm đến những thay đổi về xu hướng tiêu dùng, thị hiếu mới của khách hàng để phát triển các chính sách, sản phẩm phù hợp.
Hơn nữa, cũng theo vị chuyên gia này, các công ty tài chính cần quan tâm hơn đến phát triển nền tảng công nghệ. Nhiều công ty hiện vẫn còn quản lý thủ công, tốn kém, dẫn đến buộc phải đẩy lãi suất cao lên. Các công ty tài chính cần chú trọng quản trị rủi ro tín dụng, cân đối phù hợp giữa rủi ro và lãi suất cho vay, đưa về mức hợp lý để thu hút người dân tăng vay tiêu dùng và giảm rủi ro không trả được nợ, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự để phát triển hiệu quả, bền vững…
Ngoài ra, cùng với phương thức cho vay truyền thống, các công ty tài chính và ngân hàng thương mại nên triển khai thí điểm các sản phẩm cho vay ứng dụng công nghệ tài chính (fintech), cũng như tạo ra một nền tảng số giống như các công ty cho vay ngang hàng. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý vừa có thể khuyến khích, nhưng vẫn có thể quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch hoạt động tín dụng tiêu dùng. Trước hết là việc nghiên cứu và công bố một chương trình cho vay tiêu dùng hỗ trợ người dân có nhu cầu vượt qua khó khăn dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Ngoài ra, số lượng tổ chức cho vay tiêu dùng chính thức chưa nhiều, dẫn đến ít cạnh tranh, tạo thành đất sống cho “tín dụng đen", nên phải có giải pháp phát triển thêm các tổ chức tín dụng cả về số lượng và mô hình.
Đặc biệt, để tăng chi tiêu nội địa, không chỉ kích thích vào tín dụng tiêu dùng, theo ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN, các cơ quan chức năng cần khẩn trương chi hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cứu trợ người mất việc, nghèo khó duy trì cuộc sống; giải ngân gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội để DN vay vốn trả lương cho công nhân viên chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; kích cầu tạo việc làm có thu nhập từ gói đầu tư công 700.000 tỷ đồng… Không những thế, việc giáo dục tài chính cá nhân, thay đổi thói quen người tiêu dùng cũng phải được chú trọng để phát triển một cách toàn diện, theo đúng chiến lược về phổ cập tài chính vi mô mà Chính phủ đã ban hành.
Tin liên quan
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
Tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa bán qua mạng có dấu hiệu nhập lậu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics