Thuế giảm sâu, mật ong Việt vẫn không cạnh tranh nổi ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ giảm mạnh thuế chống bán phá giá với mật ong Việt Nam | |
Đề nghị Hoa Kỳ minh bạch trong điều tra phòng vệ thương mại mật ong Việt Nam |
Hiện nay, trên 90% mật ong của Việt Nam XK sang thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: ST |
Tiến bộ nhưng chưa thoả đáng
Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra CBPG mật ong NK từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế CBPG dành cho các DN Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%.
Tháng 5/2021, DOC đã có thông báo chính thức khởi xướng điều tra CBPG đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ một số nước, trong đó có Việt Nam. Cuối năm 2021, DOC công bố mức thuế CBPG sơ bộ đối với mặt hàng mật ong Việt Nam XK sang thị trường này là 412,49%. Đây là mức thuế cao gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đề xuất ban đầu là 207%. Ngày 8/4/2022, DOC ban hành kết luận cuối cùng về mức thuế trong vụ việc điều tra CBPG mật ong NK từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, thuế CBPG dành cho các DN Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Tại Hoa Kỳ, có 2 cơ quan tham gia vào một vụ việc điều tra CBPG là DOC, xác định mức thuế CBPG và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Biện pháp CBPG sẽ chính thức có hiệu lực trên cơ sở kết luận cuối cùng về bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Hiện nay, ITC đang điều tra về thiệt hại và dự kiến ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 23/5/2022. Theo số liệu thống kê của ITC, sản lượng mật ong Việt Nam XK sang Hoa Kỳ năm 2021 đạt 56.133 tấn với kim ngạch khoảng 82,1 triệu USD. |
Đánh giá về con số này, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho rằng: so với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các DN Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần. Tuy nhiên, về mặt thương mại lại không có ý nghĩa nhiều. Bởi lẽ, trong khi mức thuế CBPG mà Hoa Kỳ áp dụng cho Ấn Độ chỉ ở mức 5,85%, mức áp dụng đối với Việt Nam lại ở con số 58,74% - 61,27%. Đây là con số quá cao. “Kết quả này đã tiến bộ nhưng vẫn chưa thỏa đáng. Cơ sở để tính ra con số 410,93% - 413,99% lúc đầu và 58,74% - 61,27% hiện nay chưa hợp lý. Với mức thuế này, mật ong của Việt Nam không thể cạnh tranh được mật ong của Ấn Độ tại thị trường Hoa Kỳ”, ông Tâm nói.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: trong quá trình điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành nhiều lần bày tỏ quan điểm với phía Hoa Kỳ, đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan, công bằng, tuân thủ đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Bộ Công Thương cũng cho rằng kết quả này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế tình hình sản xuất, XK mật ong của Việt Nam.
Tiếp tục đấu tranh
Ông Đinh Quyết Tâm phân tích, điều kiện kinh tế-xã hội và sản xuất của Việt Nam và Ấn Độ tương đương nhau. Sản phẩm mật ong của Việt Nam và Ấn Độ gần tương đồng như nhau. Số lượng XK mật ong của Việt Nam và Ấn Độ vào thị trường Hoa Kỳ cũng như nhau (khoảng trên 50.000 tấn), phân khúc thị trường, giá cả không chênh nhau nhiều. Ấn Độ và Việt Nam cùng trong nhóm đối tượng của điều tra CBPG. Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và DOC lấy giá của Ấn Độ làm giá trị thay thế để tính toán.
“Hội nuôi ong Việt Nam và các đối tượng điều tra CBPG đều đã cung cấp tất cả các số liệu cần thiết cho DOC. Tuy nhiên, mức thuế CBPG của Việt Nam phải chịu cao hơn 10 lần so với của Ấn Độ. Cơ sở nào để đưa ra kết quả chênh nhau nhiều như vậy? Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ cũng như ngày công lao động của người nuôi ong Ấn Độ cao hơn Việt Nam”, ông Tâm nói.
Nhắc lại con số áp thuế của Hoa Kỳ chưa thực sự công bằng cho các nhà nuôi ong Việt Nam, ông Tâm nhấn mạnh cần phải tiếp tục đấu tranh để phía DOC có những tính toán hợp lý hơn. Ngay cả các nhà NK Hoa Kỳ cũng chưa hài lòng về con số này. Việc áp thuế như hiện nay sẽ gây thiệt hại không chỉ riêng đối với người sản xuất và ngành mật ong của Việt Nam mà còn thiệt hại ngay cho nhà sản xuất và NK Hoa Kỳ. Hơn 30 năm qua, các nhà NK Hoa Kỳ là bạn hàng truyền thống, họ đã dùng nguyên liệu của Việt Nam, phân khúc thị trường và người tiêu dùng đã quen với sản phẩm này. Nếu công bằng thì mức thuế áp cho Việt Nam phải bằng hoặc thấp hơn mức thuế CBPG mà Hoa Kỳ áp cho Ấn Độ.
Ông Lê Triệu Dũng khẳng định: “Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Hội nuôi ong Việt Nam và các DN XK mật ong Việt Nam trao đổi với các cơ quan của Hoa Kỳ ở các giai đoạn tiếp theo (đánh giá thiệt hại, rà soát thuế CBPG…) nhằm hỗ trợ ngành mật ong Việt Nam được đối xử công bằng trong vụ việc này theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các DN XK mật ong Việt Nam”.
Bên cạnh việc đàm phán, kiến nghị DOC xem xét lại mức thuế CBPG hợp lý, trong thời gian qua, Hội nuôi ong Việt Nam và các DN cũng đang cố gắng thay đổi quy trình sản xuất, có được sản phẩm phù hợp với các thị trường khác như EU, ASEAN.... “Chúng ta không thể thay đổi ngay thị trường NK nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy có nhiều hứa hẹn. Các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, ngành hàng, DN và ngay cả người sản xuất đã bước đầu có những sự thay đổi để phù hợp với thị trường mới”, ông Tâm thông tin thêm.
Tin liên quan
Viettel liên tiếp giữ vững vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
13:38 | 15/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
17:56 | 14/10/2024 An ninh XNK
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
Tập trung phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may
13:15 | 15/10/2024 Kinh tế
Chính sách hỗ trợ thuế là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp phục hồi
08:30 | 15/10/2024 Kinh tế
Chính sách miễn, giảm và gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất: Động lực cho doanh nghiệp phục hồi, tăng trưởng
08:26 | 15/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
17:42 | 14/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu quý 3 đạt hơn 207 tỷ USD
15:30 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm mang về gần 2,8 tỷ USD
11:13 | 14/10/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tạm giữ ô tải chở bia nghi nhập lậu, trị giá gần 1 tỷ đồng
Lợi nhuận quý III Masan được dự báo tăng 1250%
Viettel liên tiếp giữ vững vị trí thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
Một doanh nghiệp nợ thuế trên 350 tỷ đồng bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Tập trung phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics