Thương mại điện tử: Làm sao thu đủ thuế?
Chuyển đổi số để chống thất thu thuế thương mại điện tử | |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế thương mại điện tử |
Tuy có quy mô khá lớn song công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: TTXVN |
Chưa kê khai, nộp thuế đầy đủ
Đánh giá về thực trạng thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Hưng, đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho biết, tốc độ tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Cụ thể, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam năm 2015 khoảng 4 tỷ USD nhưng đến năm 2022, kinh tế trên nền tảng internet của Việt Nam được dự báo tăng trưởng đến 28%. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD. Thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường TMĐT của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD. Có thể khẳng định, xu hướng lẫn tiềm năng mở rộng của thị trường này là rất lớn.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Với đặc trưng của nền kinh tế số và TMĐT, ngành Thuế không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới đang gặp không ít khó khăn. Thứ nhất, khó khăn trong quản lý đầy đủ nguồn thu và đối tượng nộp thuế, bất kể người nộp thuế có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thứ hai là việc tính thuế. Cùng với đó là khó phân biệt các loại thu nhập. TMĐT có nhiều loại phí như phí dịch vụ, phí bản quyền… Có rất nhiều loại chi phí cần làm rõ để phân biệt, tính làm cơ sở đánh thuế. Thứ ba là quản lý các đối tượng vì đối tượng đánh thuế có thể là tổ chức hoặc cá nhân, một cá nhân có thể mở nhiều gian hàng trên các trang mạng xã hội hoặc cũng có thể bán hàng trên nhiều nền tảng TMĐT khác nhau. Thứ tư là quản lý dòng tiền vì tại Việt Nam việc giao dịch tiền mặt vẫn phổ biến, số tiền mặt giao dịch vẫn còn khá nhiều so với qua ngân hàng…Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an… để nâng hiệu quả quản lý thuế với TMĐT. Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án "Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT", theo đó, Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động như: tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt hướng dẫn nhà cung cấp nước ngoài lớn đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng Thông tin điện tử của ngành Thuế; tích cực tham gia đàm phán xây dựng nội dung Hiệp định đa phương về phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số; hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn, đồng thời cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế bằng phương thức điện tử…Ngành Thuế cũng tích cực phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; áp dụng trí tuệ nhận tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro đối với hoạt động TMĐT…Đáng chú ý, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại kết nối, cung cấp thông tin số hiệu tài khoản thanh toán của tổ chức, cá nhân trong nước. Tổng cục Thuế đã hoàn thành việc nâng cấp ứng dụng tiếp nhận thông tin số hiệu tài khoản thanh toán của tổ chức, cá nhân từ 91 ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài... Thùy Linh (ghi) |
Ông Nguyễn Thanh Hưng cho biết thêm, thị trường TMĐT của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều trở ngại lớn như thanh toán trực tuyến, hoàn tất đơn hàng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chênh lệch khoảng cách tiếp cận TMĐT giữa các địa phương, môi trường chính sách và pháp luật. Đáng chú ý, dù TMĐT tại Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc, song 86% giao dịch điện tử vẫn được thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên nhân là bên cạnh thói quen dùng tiền mặt thì lòng tin của khách hàng vào các sản phẩm được bán online vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, theo thống kê, đến giữa năm 2022, tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT (trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ) và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài. Có quy mô khá lớn, song công tác quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT lại tồn tại nhiều khó khăn.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, các tổ chức, cá nhân có doanh thu hàng năm từ kinh doanh TMĐT, cung cấp các dịch vụ cho Google, Facebook, Youtube lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Các khoản thu này đều được chuyển về Việt Nam cho người thụ hưởng thông qua các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nhưng chưa kê khai nộp thuế đầy đủ...
Trong những năm gần đây, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã quyết liệt chỉ đạo các cục thuế các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra theo phương thức quản lý rủi ro, trong đó có các hoạt động kinh doanh TMĐT. Nhờ đó, số tiền thuế truy thu, tiền phạt các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể, riêng trong năm 2021, Cục Thuế Hà Nội đã thu được 110 tỷ đồng tiền thuế từ hoạt động TMĐT. Trong đó, 465 cá nhân có thu nhập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook, Apple,…) kê khai và nộp 56,1 tỷ đồng tiền thuế. Có một cá nhân đã kê khai và nộp 11 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Số thuế mà cá nhân này phải nộp được cộng dồn nhiều năm với số tiền chậm nộp phải thực hiện là trên 4 tỷ đồng… Tính đến hết tháng 6/2022, cơ quan Thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu từ hoạt động kinh doanh TMĐT cung cấp dịch vụ số khoảng 923 tỷ đồng. Trong đó, số thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao với 358 tỷ đồng, bằng 136% so với số thu năm 2021.
Cần có những cơ chế thuận lợi
Thực tế, việc yêu cầu chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở uỷ quyền theo quy định của pháp luật dân sự đang gặp nhiều khó khăn. Cũng theo bà Nguyễn Thị Cúc, lợi nhuận của nhà kinh doanh tăng nhưng hoạt động thu thuế đang gặp nhiều khó khăn do chính sách thuế hiện hành của Việt Nam không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống hay hoạt động kinh doanh có yếu tố TMĐT. Theo Nghị định của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38, đối với cá nhân kinh doanh bán hàng qua mạng xã hội, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào địa bàn nhằm quản lý thu thuế các mặt hàng. Đối với cá nhân tại Việt Nam có cung cấp sản phẩm nội dung thông tin số sẽ có 2 trường hợp: được công ty khai hộ hoặc cá nhân tự kê khai.
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương): Thị trường TMĐT Việt Nam tương đối thuận lợi để triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các bên. Tuy các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT còn hạn chế nhưng đang được bổ sung, hoàn thiện đáng kể. Theo đó, tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT đã đề cập đến những nội dung hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT như: giảm phạm vi cấp phép cho hoạt động TMĐT. Cùng với đó, Nghị định cũng đưa ra những quy định đối với hàng hóa TMĐT, cách thức quản lý nguồn gốc và truy xuất, các quy định liên quan đến kinh doanh TMĐT… Như quy định thuế trong TMĐT đối với các chứng từ bán hàng, đơn hàng thì hiện nay vẫn đang thiếu một cơ chế xác nhận chứng từ điện tử để khớp được đầu vào đầu ra. Điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp khi kê khai thuế gặp khó khăn trong việc chứng minh đầu vào - đầu ra của chứng từ đó. Do vậy, vừa qua, khi tiếp nhận phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp TMĐT, cơ quan Thuế có ghi nhận và cũng đưa ra một nhịp là đầu tiên để các sàn phối hợp cung cấp thông tin. Từ đó, cần đẩy mạnh trục hỗ trợ kê khai thuế trong TMĐT. Hiện, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính để xây dựng một cơ chế cả về công nghệ và chính sách để làm sao tiếp cận với thuế trong TMĐT ở góc độ hỗ trợ. Xuân Thảo (ghi) |
“Quan trọng nhất là phải nắm được dòng tiền và xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý thu thuế”, bà Cúc nhấn mạnh. Đồng thời, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế, triển khai ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động cho các cá nhân. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; áp dụng trí tuệ nhân tạo (AL) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro đối với TMĐT. Đồng thời, xây dựng hệ thống quản lý thuế thông minh, đáp ứng khả năng kết nối dữ liệu với các cơ quan quản lý nhà nước, tích hợp thông tin, xử lý dữ liệu lớn, hoạt động 24/7, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người nộp thuế...
“Ngoài ra, để công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TMĐT nói riêng đạt được nhiều thành công hơn nữa, trong thời gian tới, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cơ quan như: Tổng cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông,… để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh TMĐT”, bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh.
Để TMĐT Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Chính phủ cần có những cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cùng với đó là sớm hoàn thiện hạ tầng pháp lý hoàn chỉnh, tạo thuận lợi cho TMĐT. Đặc biệt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch điện tử để kích thích TMĐT phát triển. Muốn vậy, phải giảm được chỉ số tiền mặt trên tổng số phương tiện thanh toán, vì chỉ số này tại Việt Nam hiện vẫn chiếm tới 11%.
Tin liên quan
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics