Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế để đạt mục tiêu “kép” trong năm 2021
Đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực (Bắc Giang), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2020 của Việt Nam đạt 2,12%, cả năm ước đạt 2 - 3%. Ông đánh giá như thế nào về kết quả phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được, đặc biệt trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19?
- Trong bối cảnh dịch Covid-19, kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm, kết quả đạt được trong năm 2020 là rất đáng trân trọng. Đó là kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước. Sự lắng nghe, cầu thị, vào cuộc của các cấp, các ngành, nhân dân tin tưởng, tích cực hưởng ứng với tinh thần đoàn kết, khát vọng vươn lên, là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng sẽ vượt qua thách thức hiện nay.
Trong năm 2021, Việt Nam hướng tới thực hiện mục tiêu “kép” là phòng chống dịch bệnh hiệu quả và nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện thắng lợi điều này, yếu tố cải thiện môi trường đầu tư cũng như cơ cấu lại nền kinh tế rất quan trọng. Quan điểm của ông như thế nào?
Chính phủ trình Quốc hội 12 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 như sau: GDP tăng khoảng 6%; CPI bình quân khoảng 4%; TFP vào tăng trưởng khoảng 45 - 47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1 - 1,5 điểm phần trăm; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%... |
- Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép”, vấn đề đầu tiên nhắc tới đúng là về cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế. Tôi cho rằng, cần tiếp tục thực hiện kiên quyết và thực chất việc cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, khắc phục chỉ định thầu và đấu thầu hình thức, quy định rõ và thực hiện nghiêm trách nhiệm phản hồi những dự án của các tỉnh, thành phố, xin ý kiến của các bộ, ngành trung ương và Chính phủ.
Thời gian vừa qua, nông nghiệp đã đạt nhiều kết quả tích cực, là “trụ đỡ” cho nền kinh tế lúc khó khăn do dịch Covid-19, tăng trưởng ở mức cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, XK đạt khá và bảo đảm nguồn cung về lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, người nông dân cũng còn gặp nhiều khó khăn, cần sự trợ giúp. Nông thôn mới, bên cạnh những thành tựu là trên 60% số xã nông thôn mới nhưng nhiều nơi chưa thật bền vững, nhiều nơi còn nợ tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí về môi trường.
Tôi đồng tình với nhiều giải pháp đã đề ra, có hai việc cần phải quan tâm hơn và đề ra đã lâu nhưng chưa có nội dung cụ thể.
Thứ nhất là, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp còn rất thấp và rất cần có một cơ chế để khuyến khích, chia sẻ rủi ro.
Thứ hai là, kết nối giao thông đến các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhiều nơi còn hạn chế. Ví dụ như ở Bắc Giang, quốc lộ 31 với chiều dài trên 100km từ Bắc Giang đi Quảng Ninh qua vùng cây ăn quả lớn trên 5 vạn ha đã hình thành trên 30 năm nay, đường đã cũ và xuống cấp trầm trọng, rất khó khăn cho việc thông thương và giảm chi phí, rất cần có sự đầu tư công.
Tài chính, ngân sách được đánh giá là một trong những điểm sáng trong “bức tranh” phát triển kinh tế-xã hội năm 2020. Ở góc độ tài chính, ngân sách, theo ông cần triển khai các giáp pháp nào để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” đặt ra trong năm 2021?
- Về tài chính, ngân sách và đầu tư công, thời gian qua, nền tài chính quốc gia đã đạt nhiều kết quả tích cực, tiến bộ hơn giai đoạn trước cả về thể chế, chính sách, pháp luật và các mục tiêu thu chi, cơ cấu lại nợ công; 9/12 chỉ tiêu của Chính phủ đã đạt. Chính sách tài khóa tiền tệ là cơ sở quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng dự trữ ngoại hối.
Trong bối cảnh các DN gặp nhiều khó khăn phải thực hiện các gói hỗ trợ, giãn chậm nộp nên một số khoản thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi thấy cần phải rà soát lại một số nguồn thu hiện nay như bán hàng qua mạng (chiếm trên 25%) nhưng việc thu thuế qua mạng như thế nào thì chưa rõ. Biển số xe máy, xe ô tô nếu có chính sách đấu giá và quản lý tốt cũng là một nguồn thu không nhỏ. Chống thất thu qua chuyển giá cũng là một chuyên đề cần chuyên sâu, chỉ đạo sâu sát.
Về chi ngân sách, Chính phủ cần thiết ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn tới. Số chi thường xuyên hiện nay vẫn chiếm 63,4% và không đạt được chỉ tiêu giảm chi thường xuyên xuống còn 61%. Cần giảm một số nội dung chi và nội dung chi không cần thiết nhưng cũng không nên có giảm bình quân. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay rất cần các biện pháp kích cầu, trong đó tăng chi cho đầu tư công kết hợp các biện pháp phòng, chống lãng phí, tham nhũng, đưa nhanh các công trình vào sử dụng là một giải pháp rất cơ bản.
Muốn đạt mục tiêu “kép”, câu chuyện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới hiệu quả là vấn đề không thể không nhắc tới trong giai đoạn tới. Ở góc độ này, quan điểm của ông như thế nào?
- Giai đoạn vừa qua, việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đều vượt mục tiêu. Tôi đồng tình với việc đề ra 3 chương trình giai đoạn tới là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc thiểu số. Các chương trình bước đầu đã đề ra được mục tiêu và nguồn lực. Ví dụ như chương trình kinh tế - xã hội miền núi đề ra 10 chương trình và dự kiến 137.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên các nguồn lực này cần phải có sự cân đối thêm. Để các chương trình sớm đưa vào thực hiện cho hiệu quả, đề nghị cần sớm hoàn thiện tiêu chí phân bổ, phê duyệt dự án, chỉ đạo hướng dẫn cách làm có hiệu quả và tạo sự chủ động của địa phương, nâng cao trách nhiệm của các chủ chương trình, dự án và sự tham gia tích cực của người dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ngoài các nội dung trên, ông đã từng chia sẻ, muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép”, việc xã hội hóa dịch vụ công, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập một cách thực chất đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới. Ông có thể phân tích rõ hơn đâu là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết vấn đề này?
- Về xã hội hóa dịch vụ công và đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, trong báo cáo Chính phủ nêu còn nhiều bất cập, thực tế còn lỗ hổng do cơ chế và có sự trục lợi giữa công và tư, chưa có sự phân minh. Theo tôi cần phải có đánh giá sâu và tổng kết nội dung này vì đây là một chủ trương, chính sách rất quan trọng đã được đề ra từ Đại hội VII của Đảng và tiếp tục được khẳng định và làm rõ qua các kỳ đại hội Đảng.
Đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý các mặt tích cực của cơ chế thị trường, nhưng Nhà nước phải tiếp tục đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, thể thao, đặc biệt là giúp người nghèo, người yếu thế và thực hiện các mục tiêu vì con người. Đẩy mạnh xã hội hóa là để nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân trên cơ sở các chuẩn hóa và như vậy cần có sự hoàn thiện các tiêu chuẩn, trong đó có sự kiểm định, kiểm tra và giám sát tốt hơn để chất lượng dịch vụ công ngày càng cao và có hiệu quả hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics