TPHCM đặt mục tiêu thu ngân sách 386.500 tỷ đồng trong năm 2022
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TPHCM. Ảnh: T.H |
Trong năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 370.483 tỷ đồng, đạt 101,3% dự toán năm.
HĐND TPHCM giao UBND Thành phố căn cứ kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; làm cơ sở để cân đối, xem xét, định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; bảo đảm cân đối, quản lý ngân sách theo quy định.
UBND TPHCM phải tập trung thực hiện giải pháp điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và tài chính ngân sách tháng cuối năm 2021; chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác quản lý điều hành ngân sách năm 2021 theo quy định để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách các cấp; tăng cường các giải pháp thu ngân sách năm 2021, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất; đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021.
Đồng thời, tập trung rà soát chế độ, chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động và sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định của Chính phủ, của Thành phố, nhất là các khoản chi hỗ trợ, đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời gian, không để xảy ra trục lợi chính sách.
Theo HĐND TPHCM, năm 2022, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; nền kinh tế trong nước còn khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặt ra nhiều thách thức. Do đó, UBND TPHCM cần phân tích, dự báo tình hình, đánh giá sâu, rút kinh nghiệm trong thực hiện thu, chi ngân sách năm 2021. Từ đó chủ động đề ra biện pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội Thành phố…
Ngoài ra, tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) dự kiến từ 6% - 6,5% tùy tình hình cụ thể, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022 là 386.568 tỷ đồng, tăng 5,94% so với dự toán năm 2021 và tăng 4,34% so ước thực hiện năm 2021. Trong đó, thu nội địa là 259.568 tỷ đồng, tăng 4,52% so với sự toán và tăng 5,74% so với ước thực hiện năm 2021; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 116.500 tỷ đồng, tăng 7,8% so với dự toán và tăng 4,95% so với ước thực hiện năm 2021. Thu từ dầu thô là 10.500 tỷ đồng, tăng 22,81% so với dự toán 2021.
HĐND TPHCM cũng đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội TPHCM giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 trở thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người khoảng 8.500 USD.
Đến năm 2030 là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.
Tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, ước tính thiệt hại kinh tế năm 2020 và 2021 của Thành phố do đại dịch Covid-19 khoảng 273.000 tỷ đồng, tương đương 11,9 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng (GRDP) năm 2021 ước tính ở mức âm. Dù phải căng mình chống chọi với đại dịch nhưng TPHCM cũng đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện khó khăn nhất, vận hành an toàn và thông suốt những lợi thế mang tính cạnh tranh cao, làm tiền đề cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, như kinh tế số, tỉ lệ bao phủ vắc-xin, củng cố hệ thống y tế các cấp và người dân điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Lệ cho rằng, trong bối cảnh những tháng cuối năm 2021 và nhìn đến năm 2022, tình hình dịch bệnh với biến chủng Delta vẫn tiếp tục gây nhiều vấn đề rất đáng quan ngại, trong khi biến thể mới Omicron đang lây lan nhanh hơn (500% so với biến thể Delta). Do đó, Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị, đối với các nghị quyết của HĐND thành phố đã được thông qua tại kỳ họp, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, từng tập thể, cá nhân triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Song song đó, UBND TPHCM phải tập trung triển khai tích cực các Nghị quyết, Chỉ thị, kết luận của Trung ương và của Thành phố trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Trong các giải pháp hỗ trợ nhân dân và doanh nghiệp, trọng tâm nhất của chính quyền TPHCM là tập trung cải cách hành chính, cụ thể hóa các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là đối với các dự án đầu tư mới, dự án tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng, hoàn thành đề án đô thị thông minh để sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành quản lý nhà nước; đầu tư hoàn thiện trung tâm điều hành thông minh của Thành phố. Đồng thời, tiếp tục rà soát để kịp thời hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống của nhân dân, nhất là những người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch Covid-19… |
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics