TPHCM: Xuất khẩu sẽ đạt 70 tỷ USD vào năm 2025
Các doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu |
Xuất khẩu phần mềm ước đạt trên 10 tỷ USD
Theo đề án này, xuất khẩu từ TPHCM chủ yếu dựa vào vị trí địa lý và hệ thống hạ tầng cảng biển, sân bay đóng vai trò là cửa ngõ xuât khâu hàng hóa cho cả vùng phía Nam; nguồn nhân lực dồi dào về số lượng và phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu của khu vực FDI.
TPHCM dự báo đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9%/năm. Với nhóm sản phẩm phần mềm, nội dung số, ước tính kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 10,1 tỷ USD và năm 2030 có thể đạt 20,3 tỷ USD.
TPHCM đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025, duy trì và hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực truyền thống có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và đóng góp ngân sách lớn cho thành phố, trong khi đó chuẩn bị điều kiện để nâng cấp công nghiệp, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, hướng đến thực hiện dịch vụ xuất khẩu là chiến lược dẫn dắt nhằm nâng cao giá trị gia tăng đúng theo lợi thế cạnh tranh của TPHCM.
Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu, bước đầu chuyển dịch dần từ những ngành thâm dụng lao động có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa thấp sang những ngành có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa cao hơn (điện tử, cơ khí, đồ gỗ…), xem những ngành này là nền tảng cho tăng trưởng xuất khẩu của thành phố trong thời gian tới.
TPHCM cũng đặt ra nhiệm vụ đến năm 2030, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu gồm: Sản phẩm hữu hình (điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo, tự động hóa, quang học), đặc biệt là các sản phẩm phần mềm - nội dung số và xuất khẩu dịch vụ (tài chính, du lịch, logistics), bởi đây là các ngành động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn. Chuyển dịch các nhóm ngành truyền thống thâm dụng lao động ra khu vực ngoại vi gồm: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, cao su, hóa chất, đồng thời kết hợp đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa để thay thế dần vai trò của lao động phổ thông.
TPHCM cũng đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các nhóm ngành xuất khẩu dịch vụ (tài chính, ngân hàng, logistics); xây dựng và hình thành các trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố có tính đồng bộ trong kết nối và phục vụ lưu chuyển hàng hóa của cả vùng phía Nam.
Khắc phục hạn chế hạ tầng cảng biển
Các yêu tố hạn chế năng lực xuất khẩu của TPHCM cũng được lãnh đạo thành phố chỉ ra, đó là tính liên kêt vùng còn yếu, hệ thống cơ sở hạ tầng quá tải và thiếu tính đồng bộ, chủ yếu là lao động phổ thông với chi phí ngày càng tăng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và biến động của thị trường quốc tế, và thiếu chiến lược hấp thu, lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI do năng lực của doanh nghiệp nội địa thấp.
Quá trình phỏng vấn, trao đổi với các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia trong ngành cho thấy hoạt động xuất khẩu của TPHCM vẫn còn những hạn chế, như: Thủ tục hành chính mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn bị đánh giá là chưa tiện lợi. Cải cách và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cần được đẩy mạnh, nhất là trong định hướng phát triển TPHCM trở thành trung tâm dịch vụ xuất khẩu của cả vùng phía Nam.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối đến các cảng biển quá tải, khả năng mở rộng hạn chế, việc triên khai đầu tư các tuyến giao thông kết nối và các tuyến đường vành đai chưa phù hợp vai trò cửa ngõ xuất nhập khẩu cho vùng Đông Nam Bộ, ĐBSCL, Tây Nguyên và một phần Duyên hải Nam Trung Bộ. Khoảng 50% số doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn địa điểm đâu tư, kinh doanh thuận lợi cho hoạt động XNK (gần cảng biển, sân bay hoặc kết nối giao thông thuận tiện) để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Để khắc phục hạn chế, TPHCM sẽ nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, bao gồm cả hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng cảng biển, làm rõ định hướng phát triển cảng biển trong vùng, hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 và đầu tư tuyến đường Vành đai 3. Cải cách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn theo hướng cung ứng dịch vụ tốt nhất có thể chứ không chỉ dừng lại là cung ứng theo đúng quy định.
Bên cạn đó, TPHCM sẽ nỗ lực hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng, đầu tư đường Vành đai 4 và làm rõ chiến lược trong phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất và cảng hàng không Long Thành; dịch chuyển cảng biển nội ô ra khu vực Cái Mép - Thị Vải hoặc Hiệp Phước tùy vào chiến lược đã lựa chọn.
Đề án cũng chỉ ra rằng, chi phí logistics tại TPHCM vẫn còn cao do cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu quá tải. Và theo phản ánh của doanh nghiệp, các chi phí không chính thức phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ là đặc trưng của ngành. Tuy vậy, theo đánh giá của doanh nghiệp trong ngành và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, TPHCM vẫn có nhiều yếu tố thuận lợi trở thành trung tâm dịch vụ logistics cho cả vùng, ít nhất là trong ngắn và trung hạn. Trước măt, hai vấn đề quan trọng nhất cần ưu tiên giải quyết gồm: xác định rõ đâu môi hệ thống cảng trung tâm của vùng (tiếp tục với hệ thống cảng Cát Lái, cảng Cái Mép - Thị Vải, hay cảng Hiệp Phước,...); và hoàn thiện mạng lưới giao thông có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là dòng lưu chuyển của 10 hàng hóa xuất khẩu. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform