Trái cây nhập khẩu tăng nhanh, xuất khẩu đuối sức
Mã số trên trái cây nhập khẩu có đáng tin cậy? | |
Khó như... kiểm tra xuất xứ trái cây nhập khẩu | |
Chất lượng trái cây nhập khẩu: Quản lý chặt, người tiêu dùng vẫn hoài nghi?! | |
Thực hư trái cây nhập khẩu |
Theo lộ trình giảm thuế của các FTA, ngày càng nhiều loại trái cây được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Ảnh: N.H |
Trái cây Mỹ, Úc… ồ ạt vào Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11 năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 120 triệu USD mặt hàng rau quả, nâng tổng giá trị hàng rau quả nhập khẩu trong 11 tháng năm 2019 lên mức 1,62 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số này, mặt hàng trái cây chiếm khoảng 2/3 giá trị, tương đương gần 1,1 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất là từ Thái Lan với khoảng 464 triệu USD, kế đến là Trung Quốc với 420 triệu USD, Hoa Kỳ đạt gần 262 triệu USD, Australia đạt gần 103 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu hàng chục triệu USD rau quả từ các thị trường khác như New Zealand, Hàn Quốc, Nam Phi, Chi Lê. Đáng chú ý, ngoại trừ Thái Lan có kim ngạch nhập khẩu rau quả vào Việt Nam giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, các thị trường còn lại đều có mức tăng khá cao. Điển hình như nhập khẩu rau quả từ Chi Lê tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018, lên mức 19,3 triệu USD, từ Hoa Kỳ tăng 47%, lên gần 262 triệu USD. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Nam Phi, New Zealand cũng có mức tăng cao trên 30%. Riêng thị trường Trung Quốc, trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm tới 14% thì kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng tới 8%.
Theo lộ trình giảm thuế của các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, dự kiến trái cây ngoại sẽ còn đổ vào Việt Nam nhiều hơn do giá ngày càng rẻ. Hiện Việt Nam đang được nhiều nước đánh giá là thị trường tiềm năng của các loại trái cây như táo, nho, cherry… Bằng chứng là liên tiếp các đoàn xúc tiến thương mại của các nước tới quảng bá, giới thiệu trái cây. Điển hình mới đây, Uỷ ban táo Washington đã tổ chức chương trình quảng bá trên khắp 12 tỉnh thành phố nhằm gia tăng lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Trước đó, Hiệp hội Việt quất Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng đã tổ chức các chương trình khuyến mãi tại 104 cửa hàng ở 35 tỉnh thành trong cả nước.
Ông Benjamin Petlock, Tuỳ viên Nông nghiệp – Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, năm 2018, xuất khẩu táo của Mỹ sang Việt Nam đạt 51 triệu USD, tăng trưởng 48% so với năm 2017, đưa Việt Nam thành thị trường xuất khẩu táo lớn thứ 5 của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trong năm 2019, xuất khẩu táo từ Mỹ sang Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2019 đã 40 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm 2018 là 30 triệu USD.
Đối với Australia, từ sau khi Hiệp định đối tác toàn diện và chiến lược xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực vào đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Australiavào Việt Nam đã tăng rất mạnh, trong đó có nhiều loại trái cây theo mùa như cam, nho, cherry… Trong 5 tháng đầu năm nay, cherry nhập khẩu từ Australia lên đến 598 tấn (tăng 53% so với năm 2018), cam nhập khẩu từ Australia cũng lên tới 4.694 tấn (gấp đôi năm 2018). Việt Nam hiện là nhà nhập khẩu nho tươi lớn thứ 4 của Australia, đạt 7.761 tấn trong mùa vụ 2019 (tăng 50% năm 2018).
Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu
Trong khi kim ngạch nhập khẩu trái cây tăng nhanh, xuất khẩu rau quả vẫn tiếp tục đi xuống với mức giảm khoảng 3% khi kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2019 chỉ đạt 3,4 tỷ USD. Trong đó, nhiều nông sản chính như thanh long, sầu riêng, măng cụt, dừa, dưa hấu… đều giảm mạnh. Đặc biệt mặt hàng thanh long giảm 9%; sầu riêng giảm trên 17%, dừa giảm gần 35%, dưa hấu giảm 26,4%... so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 11 tháng năm 2019, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan… tăng mạnh, nhưng khó có thể bù đắp sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi gần 67% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này. Nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc trở nên khó tính và đưa ra hàng loạt điều kiện cho nông sản nhập khẩu. Theo đó, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đã giảm 336 triệu USD trong 11 tháng năm 2019, tương đương mức giảm 14%, với kim ngạch chỉ đạt 2,24 tỷ USD.
Tuy nhiên, ở góc độ tích cực, cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả đã có sự chuyển dịch tích cực khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản đang tăng lên… Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy nhanh việc đăng ký mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để DN có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, để nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, ngành nông nghiệp cũng đang nỗ lực cải thiện chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác. Nhiều DN rau quả của Việt Nam cũng đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn, an toàn; đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến sâu, đồng thời tăng cường hợp tác và kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực xuất khẩu.
Điển hình như Công ty Vina T&T đã xây dựng được vùng nguyên liệu thanh long, nhãn, xoài, vú sữa… tại nhiều tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… Công ty TNHH Huy Long An cũng đang sở hữu hơn 1.000 ha đất nông nghiệp ở nhiều tỉnh phía Nam như Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng… trồng các loại chuối, chè, bưởi…; Công ty Vinamit cũng đã xây dựng nhiều trang trại tại các tỉnh ĐBSCL, Tây Ninh, Bình Dương… Được biết, hiện đã có khoảng 6.000 mã số vùng trồng đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp cho các loại trái cây thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, vải và con số này đang tiếp tục tăng lên. Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, một số DN như Vina T&T còn mở kênh bán lẻ các loại trái cây đạt chuẩn cung cấp tại thị trường nội địa để khẳng định vị thế ngay tại “sân nhà”, từ đó làm nền tảng cho hoạt động xuất khẩu.
Với những nỗ lực này, dự báo trong năm tới, xuất khẩu trái cây sẽ lấy lại phong độ và khẳng định được vị thể ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform