Trung Quốc - Đối tác thương mại số 1 của Việt Nam
Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt hơn 122 tỷ USD |
Hoạt động xuất nhập khẩu với Trung Quốc qua cửa khẩu Bắc Luân II (TP Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: T.Bình |
6 năm liên tiếp đạt kim ngạch “trăm tỷ đô”
Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại, Trung Quốc là đối tác lớn nhất.
Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN.
Từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện vào năm 2008, thương mại song phương liên tục có bước phát triển mạnh mẽ.
Năm 2008, thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc mới đạt 20 tỷ USD. Đến năm 2018, kim ngạch thương mại với Trung Quốc lần đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD (cả năm đạt khoảng 107 tỷ USD), là đối tác đầu tiên đạt quy mô kim ngạch này.
Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 138,92 tỷ USD. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu của nước ta vẫn duy trì được tăng trưởng dương trong khi kim ngạch nhập khẩu sụt giảm. Cụ thể, hết tháng 10, xuất khẩu của nước ta đạt 49,58 tỷ USD, tăng 5,1% (tương đương tăng hơn 2,4 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng ấn tượng nhất là rau quả. 10 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 3,18 tỷ USD, tăng 165% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,8 tỷ USD). Nhóm hàng chủ lực khác có tăng trưởng khá là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt hơn 11 tỷ USD, tăng gần 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,16 tỷ USD). Chiều ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc hết tháng 10 đạt 89,34 tỷ USD, giảm hơn 11 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. |
Từ đó đến nay, 6 năm liên tiếp (2018-2023) quy mô kim ngạch song phương “trăm tỷ đô” liên tục được duy trì, tính cả năm 2023 tuy chưa khép lại, nhưng kim ngạch thương mại song phương đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Trong lịch sử quan hệ thương mại giữa hai nước ghi nhận kim ngạch đạt con số kỷ lục hơn 175 tỷ USD vào năm 2022.
Trong năm 2022, có 12 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 2 nhóm đạt từ 10 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại các loại và linh kiện với 16,26 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,88 tỷ USD. Nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khá phong phú, từ sản phẩm điện tử đến hàng nông sản. Đáng chú ý có 3 nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp có kim ngạch tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; rau quả.
Chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng rất đa dạng. Đáng chú ý, năm 2022 có tới 19 nhóm hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó cũng có 2 nhóm “chục tỷ đô” gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 24,29 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 24 tỷ USD.
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết: Hợp tác kinh tế, thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Trong bối cảnh thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác đều giảm, Việt Nam là một trong số ít các đối tác vẫn giữ ổn định thương mại với Trung Quốc.
Khởi sắc vùng biên
Hợp tác kinh tế, thương mại đã góp phần quan trọng vào cải thiện đời sống của nhân dân hai nước, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc của nước ta.
Nhiều lần được đặt chân đến vùng biên giáp Trung Quốc thuộc các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, phóng viên Tạp chí Hải quan đã ghi nhận sự đổi thay mạnh mẽ về kinh tế xã hội các vùng biên giới.
Đặc biệt hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, cửa khẩu như: Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh… (Quảng Ninh); Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma… (Lạng Sơn); Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang… (Cao Bằng) hay Thanh Thủy (Hà Giang), cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai)… đã được đầu tư cơ bản để phục vụ hoạt động giao thương và giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch… của nhân dân hai nước.
Chia sẻ với Tạp chí Hải quan, nhiều cán bộ, công chức công tác lâu năm ở các đơn vị hải quan biên giới phía Bắc cho hay, sự phát triển kinh tế, thương mại đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với quy mô dân số khoảng 1,4 tỷ người, Trung Quốc cũng là thị trường quan trọng cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng hóa nông sản, qua đó giải quyết được vấn đề quan trọng là đầu ra cho sản phẩm của hàng triệu hộ nông dân.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), sự phát triển ấn tượng ở thị trường Trung Quốc giúp ngành hàng rau quả Việt Nam lập được kỷ lục hơn 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023. Bởi, riêng thị trường Trung Quốc luôn chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao 3 con số trong năm 2023.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chia sẻ: Với những nỗ lực của cơ quan chức năng hai nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, kỳ vọng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong năm 2024 và thời gian tới tiếp tục đạt được kết quả tích cực.
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Hải quan, những ngày cuối năm 2023, trên tuyến biên giới phía Bắc mỗi ngày đang có hàng nghìn xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu được làm thủ tục thông quan, chưa kể hàng hóa vận chuyển qua đường biển, đường sắt và đường hàng không, điều này cho thấy sự đa dạng, phong phú về tiềm năng, lợi thế trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, là điều kiện để kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước thiết lập những kỷ lục mới.
Tin liên quan
Lào Cai: Cửa khẩu Kim Thành thông quan trở lại từ 11 giờ ngày 11/9
13:48 | 11/09/2024 Hải quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
Hơn 320 người chết, mất tích do ảnh hưởng bão số 3 và mưa lũ
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics