Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn trong quý đầu năm 2022 | |
Dệt may đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng xuất khẩu | |
3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ châu Á |
Xuất khẩu dệt may Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 21% trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: ST |
Ông Vũ Đức Giang cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã đạt gần 11 tỷ USD, tăng trưởng gần 21% so với cùng kỳ năm 2021. Ông Giang đánh giá ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Đặc biệt là Hiệp định RCEP vừa có hiệu lực từ đầu năm 2022 là cơ hội rất lớn.
Ngoài ra, dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng sức mua đối với hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng, thể hiện qua mức tăng gần 21% về kim ngạch trong 4 tháng đầu năm 2022. Trong đó, các thị trường lớn của hàng dệt may Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đều ghi nhận tăng trưởng dương. Bên cạnh đó là cơ hội từ các giải pháp đầu tư để phát triển chuỗi cung ứng nội địa, giảm bớt nhập khẩu. Hiện các địa phương đều đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư này.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với 3 thách thức lớn. Thứ nhất là chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang bị ảnh hưởng nhất định của đại dịch, dẫn tới sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Thách thức thứ hai là việc các nhãn hàng đều đưa ra yêu cầu về việc sử dụng sản phẩm tái chế, trong khi chuỗi cung ứng này của ngành dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế. Thách thức thứ ba là về nguồn lực lao động.
Hiện Việt Nam đã mở cửa hoạt động xuất khẩu lao động, mở cửa cho các ngành công nghiệp vào Việt Nam, từ đó mang lại cơ hội rất lớn cho người lao động nhưng đi kèm đó là thách thức cho các doanh nghiệp. Nếu không có các giải pháp có tính đầu tư chiến lược thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.
Từ thực tế như trên, người đứng đầu ngành dệt may Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp phải đầu tư đạt chuẩn mực theo hệ thống đánh giá của các nhãn hàng, về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, hệ thống xử lý nước thải, môi trường làm việc cho người lao động… Việc đáp ứng được các yêu cầu này sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là việc tuân thủ các chính sách về lao động.
Đối với yêu cầu về sản phẩm tái chế, ông Vũ Đức Giang cho biết, châu Âu đã đặt ra yêu cầu cụ thể cho giai đoạn 10 năm tới. Do đó, nếu doanh nghiệp không theo kịp xu hướng này thì sẽ gặp thách thức rất lớn. Vitas khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm sợi tái chế từ xơ tái chế nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng.
“Xu thể thị trường đang thay đổi rất nhanh, 4 năm trước không ai nghĩ Việt Nam sẽ xuất khẩu dệt may sang Trung Quốc, nhưng hiện đây là thị trường lớn thứ hai của dệt may Việt Nam, chỉ sau thị trường Mỹ. Các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gồm có sợi các loại, quần áo jacket, sơ mi, quần áo trẻ em…” – ông Vũ Đức Giang thông tin.
Với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, ông Giang nhấn mạnh các doanh nghiệp cần sớm có lộ trình để bắt kịp xu thế. Ngoài ra, cần tập trung vào các giải pháp đầu tư đáp ứng các chuẩn mực, trong đó có vấn đề về môi trường.
Tin liên quan
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform