Tuyển sinh đại học 2021: Nhiều ngành mới đón bắt xu hướng phát triển
Các trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh phù hợp với diễn biến dịch | |
Ngăn chặn hành vi quấy rối học sinh học trực tuyến | |
Nhiều trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh năm 2021 |
Hiện nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Ảnh: Đ.H |
Ngành công nghệ cao lên ngôi
Hiện tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2021. Điểm sáng của phương án tuyển sinh năm nay, nhiều trường đã mở thêm ngành học mới và tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đề án tuyển sinh năm 2021, trường Đại học Công nghệ TPHCM có thêm 5 ngành mới, bao gồm: Robot và trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Quản trị nhân sự, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, trường còn dự kiến tuyển sinh 2 ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe là kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, trong năm 2021 trường dự kiến nhà trường mở thêm ngành mới: Truyền thông, Luật (đại trà), Thương mại điện tử, Công nghệ kỹ thuật hóa học (chất lượng cao). Đồng thời, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM sẽ điều chỉnh tăng chỉ tiêu cho các ngành công nghệ, tự động hóa, ngành Robot và trí tuệ nhân tạo, Hệ thống nhúng và IoT… Nói về lý do mở thêm ngành mới, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng do nhu cầu thị trường và kế hoạch chiến lược của trường nhằm xây dựng một đại học đa ngành đa lĩnh vực.
Tương tự trường Đại học Kinh tế TP.HCM công bố tuyển 6.350 chỉ tiêu, tăng hơn 500 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trường này cũng mở thêm một số ngành mới như: Kinh doanh nông nghiệp, Bất động sản, Luật kinh tế, Kiến trúc đô thị. Trường Cao đẳng Viễn Đông cho biết, cuối năm 2020 trường đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt mở tuyển sinh mở 2 ngành mới hộ sinh và ngành chăm sóc sắc đẹp. Đây đều là những ngành đang hot ở các tỉnh khu vực phía Nam và phù hợp với xu thế của xã hội.
Năm nay, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh 4.210 chỉ tiêu cho 68 ngành đào tạo. So với năm ngoái, năm nay trường mở 16 ngành mới, bao gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khoẻ răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện, Bất động sản, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học y dược, Tâm lý học, Quản trị sự kiện, Quan hệ công chúng, Giáo dục tiểu học và Quản lý giáo dục.
Đại diện Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, năm nay là năm đầu tiên nhà trường phối hợp cùng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) hợp tác về việc đào tạo trình độ đại học cho lực lượng quản lý thị trường. Theo kỳ vọng, việc được đào tạo chính quy trình độ đại học sẽ giúp lực lượng quản lý thị trường có một đội ngũ cán bộ tương lai đủ lớn với trình độ chuyên môn sâu, vững về kiến thức cơ sở, thực tiễn và nền tảng; mạnh về kỹ năng nghề nghiệp, am hiểu sâu về các văn bản pháp lý liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, đồng thời biết ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý thị trường.
Dừng tuyển sinh ngành ít thí sinh
Nhìn lại những năm gần đây, có những ngành số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ít, trường đã phải hạ điểm chuẩn để đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh theo như kế hoạch đã đề ra. Ngược lại, một số trường lại nâng điểm chuẩn cao ở một số ngành có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển thấp để đánh trượt các em. Việc nâng lên hạ xuống đã tạo ra sự lộn xộn, kém chuyên nghiệp trong công tác tuyển sinh của một số trường, đồng thời cũng là hệ quả của việc ngành đào tạo ồ ạt.
Thực tế, không ít trường đã phải dừng thông báo tuyển sinh một số ngành đào tạo vì lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ít. Được biết, từ năm 2020 trường Đại học Lâm nghiệp đã dừng tuyển sinh 7 ngành đào tạo bậc đại học, cụ thể: Công nghệ sau thu hoạch, Khuyến nông, Công nghệ vật liệu, Thiết kế công nghiệp, Lâm học, Chăn nuôi, Kinh tế nông nghiệp, Quản lý tài nguyên thiên nhiên (Chương trình tiếng Việt) và 2 ngành bậc sau đại học. Năm nay, nhà trường vẫn tiếp tục dừng tuyển sinh những ngành nêu trên.
Đại diện trường Đại học Lâm nghiệp cho biết, hiện nay có quá nhiều trường đại học, cao đẳng trong khi thí sinh đăng ký học đại học có xu thế bão hoà. Vì vậy, cần có một quy hoạch làm sao gộp các trường cùng nhóm lại. Ví dụ khối ngành Sư phạm, Nông- Lâm... gộp lại thành các cụm trường. Ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cho biết “Tôi cho rằng, không thể để mỗi tỉnh có vài trường đại học rồi hàng năm chỉ tuyển khoảng 100-200 thí sinh. Một số lĩnh vực ưu tiên trọng điểm về nguồn nhân lực chất lượng cao Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, như: Sư phạm, Nông - Lâm,...”.
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông cũng đánh giá, năm 2020, số thí sinh đăng ký vào một số ngành như: Kỹ thuật điện, Cơ khí có phần sụt giảm so với ngành Ô tô, Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hiện nay xã hội vẫn rất cần nguồn nhân lực các ngành như: Cơ khí, Cơ điện- điện tử và những ngành này người lao động được trả lương cao. Từ thực tế của xã hội, thí sinh nên chọn ngành học trước và chọn trường sau. Nhưng hiện có rất nhiều thí sinh vì ham vào đại học nên đã vào những ngành điểm chuẩn thấp như: Xã hội học, Đông phương học, Việt Nam và cuối cùng không vào được ngành học mình mong muốn, đúng sở trường. Hơn nữa, với những ngành học như vậy khi ra trường các rất khó kiếm được việc làm. Theo ông Hải, do áp lực về doanh số, chỉ tiêu tuyển sinh nên nhiều trường đại học tốp dưới, trường đại học tỉnh thu hút thí sinh bằng mọi cách. Chính điều này đã làm không đúng với quy tắc phân luồng các trường đại học, cao đẳng.
Tin liên quan
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform