Vì đâu một bộ phận người trẻ hung hãn?
Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, hiện một bộ phận người Việt khá "hung hăng", ít vị tha, kiên nhẫn. Xung quanh vấn đề này phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Lan Anh- Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt.
Nhiều vụ đánh nhau, ẩu đả diễn ra trong thời gian qua khiến dư luận dấy lên một nhận định, phải chăng một bộ phận người Việt ngày càng hung hăng hơn. Quan điểm của bà về vấn đề này?
Nói một cách chính xác là một bộ phận nhỏ người Việt trẻ thích thể hiện bản thân qua thói hung hãn, côn đồ. Họ coi đó như một giá trị “anh chị” của mình trước người khác. Càng hung hãn, càng côn đồ càng chứng tỏ “đẳng cấp xã hội” của bản thân.
Có thể lý giải thêm, chuyện không kiềm chế được suy nghĩ dẫn tới ẩu đả, đánh nhau như thế bởi lẽ họ có nhiều uẩn ức, bất mãn trong cuộc sống. Nhiều người khi bực tức ở đâu đấy, tích tụ lại sau đó bùng phát. Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do bia, rượu, ma men dẫn lối. Nhưng tôi cho rằng rượu bia chỉ là nguyên nhân bề nổi mà thôi. Mặc dù rượu bia là nguyên cớ trực tiếp, bởi đó là chất kích thích khiến con người ta liều lĩnh hơn, không biết sợ, nhưng sâu xa, manh nha là từ những nguyên nhân khác như suy nghĩ, ý thức và văn hóa ứng xử.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay một bộ phận thanh niên Việt Nam thường có tâm lý "cậy quyền" để chứng minh sức mạnh của mình, quan điểm của bà như thế nào?
Đây là tâm lý thích thể hiện, thích chơi trội của các bạn trẻ lứa tuổi Trung học cơ sở & Trung học phổ thông. Giai đoạn này, tâm sinh lý của trẻ có nhiều biến động, dễ bị lôi kéo, a dua theo chúng bạn.
Dù chua chát, nhưng chúng ta phải thừa nhận đó là sự thật đang hiển hiện trong cộng đồng; đặc biệt là đối tượng hung hãn ngày càng được trẻ hóa. Mức độ “cậy quyền”, tần suất bạo lực sẽ không ngừng gia tăng. Nguy hiểm hơn khi bị kẻ xấu lợi dụng, dụ dỗ, mua chuộc làm điều phi pháp- nếu gia đình, người thân, xã hội không có biện pháp can thiệp phù hợp.
Bên cạnh đó, hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam không xem pháp luật là công cụ, là thước đo của cuộc sống để điều chỉnh hành vì mà thường hành xử theo kiểu mạnh ai nấy làm, “tự xử”, tự giải quyết khi có vấn đề phát sinh, do đó thường gây ra những hậu quả đau lòng.
Theo bà, tình trạng hung hăng, hiếu chiến có xuất phát từ "lỗi" giáo dục của gia đình và nhà trường?
Có câu “gieo suy nghĩ gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Suy nghĩ của trẻ được định hình từ môi trường xung quanh gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội. Khi trẻ em lớn lên trong gia đình luôn có tranh cãi, bạo lực, ra ngoài thấy cảnh đánh nhau, đóng cửa xem phim thì chứng kiến đủ mọi hành động tàn sát, bắn giết… thì như một lẽ tự nhiên, trẻ “học” và từng bước “biến” những hành động đó thành thói quen của mình. Không thích ai là đánh, không có món đồ chơi là đánh, không được làm theo ý mình cũng đánh… Cứ như vậy, từ một hành động bạo lực nhỏ trở thành thói quen, tích cách hung hãn côn đồ là quãng đường rất ngắn.
Ngoài ra, tôi cho rằng hiện nay có nhiều trẻ chứng kiến mâu thuẫn, bạo lực và bất công trong gia đình khiến chúng có tâm lý bất mãn, bất cần. Trải qua thời gian dài sống trong trạng thái tâm lý bất ổn đó, nhiều trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý theo xu hướng chây ỳ, chai sạn cảm xúc. Sự uất ức dồn nén không biết xả vào đâu ấy nếu chẳng may lại bị người ngoài khích bác; bia rượu, ma túy dẫn đường, sẽ dễ hiểu vì sao họ có thể “bỗng chốc” trở thành những con người hung hăng, bạo lực.
Qua đó cho thấy, vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường là rất quan trọng trong việc tạo dựng thói quen tốt, hành vi đẹp, định hình nhân cách hòa ái cho công dân. Sửa thói quen hung hãn côn đồ chỉ là ngọn, giáo dục lối sống, văn hóa, kỹ năng trong gia đình, nhà trường từ nhỏ mới là gốc.
Nói người Việt hung hăng hơn có lẽ chỉ là một bộ phận, nhưng nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, việc này sẽ như giọt dầu loang, ngày càng lan rộng, bà có nghĩ như vậy không?
Thói quen hung hăng, côn đồ không phải bây giờ chúng ta mới thấy mà xã hội nào, thời nào cũng có. Chúng ta không thể kỳ vọng vào xã hội “sạch” bạo lực, nhưng hoàn toàn có thể cùng nhau xây dựng một xã hội hòa ái, nhân văn và lịch thiệp hơn.
Để làm được, phải quay trở về cái gốc giáo dục. Xin nói thêm, giáo dục ở đây không khuôn hẹp trong trường học mà là vai trò giáo dục của cả gia đình, cộng đồng và thể chế xã hội. Mà trước hết, mỗi người lớn hãy là tấm gương hòa ái, thân thiện cho con trẻ noi theo. Mỗi ông bố, bà mẹ học cách để chơi với con, hiểu con và thông qua đó dạy con mình sống đẹp, nhân văn, biết cách “tự vệ”, “tự sinh tồn” trước nạn bạo hành.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
Biên giới Tây Nam mùa nước nổi: Nguy cơ bùng phát buôn lậu thuốc lá
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics