Vì sao về tay Alibaba, Lazada lại thua Shopee trong cuộc chiến ở Đông Nam Á?
Cuộc tiếp quản chậm chạp, thiếu kết nối của Alibaba với Lazada đã cho phép Shopee - do đối thủ Tencent hậu thuẫn - bắt kịp và vượt lên. |
Quan hệ cạnh tranh đối địch giữa hai hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Tencent đang định hình bức tranh thương mại điện tử trên khắp Đông Nam Á.
Mặc dù không có đối thủ trên các thị trường trực tuyến ở Trung Quốc, Alibaba lại đang mất dần vị thế tại các thị trường Đông Nam Á rộng lớn và phát triển nhanh chóng.
Số giao dịch được thực hiện trên Shopee, do Tencent hậu thuẫn, đang vượt trội so với Lazada, công ty con của Alibaba sau thương vụ mua lại trị giá 2 tỷ USD vào năm 2018.
Tổng khối lượng hàng hoá của Shopee vào năm 2020 đạt 35,4 tỷ USD, nhờ đẩy mạnh các chương trình mua sắm khi đại dịch COVID buộc tầng lớp trung lưu và thế hệ trẻ phải ở trong nhà.
Mặc dù chỉ mới thành lập cách đây 5 năm, Shopee tuyên bố trong báo cáo tài chính mới nhất rằng khoảng 57% hàng hoá được bán trực tuyến tại các nước ASEAN và các giao dịch liên quan vào năm ngoái đã được thực hiện thông qua nền tảng và mạng lưới chuyển phát của công ty này.
Shoppe đặt trọng tâm vào thị trường đông dân thứ ba châu Á là Indonesia. |
Đặt trụ sở chính ở Singapore và trực thuộc Sea Group, tập đoàn do Tencent sở hữu 39,7%, Shopee ra mắt lần đầu tiên tại “thành phố sư tử” và sau đó mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp các trung tâm mua sắm non trẻ khác gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Shopee trong 3 năm qua đã giúp Tencent vươn lên soán ngôi đầu của Alibaba tại ASEAN - thị trường nước ngoài lớn nhất, với tổng dân số 600 triệu người và nhiều cơ hội lớn đang chờ được khai thác.
Xung đột văn hoá và những ồn ào trong hội đồng quản trị tại Lazada cũng như quá trình tiếp quản kéo dài của đội ngũ quản lý cồng kềnh từ Alibaba đã tạo cơ hội cho Shopee bắt kịp và cuối cùng vượt lên dẫn trước.
Năm 2018, tạp chí Caijing của Trung Quốc đưa tin, Jack Ma đã bổ nhiệm Giám đốc Tài chính Ant, Lucy Peng lãnh đạo công cuộc mở rộng hơn nữa của Lazada tại Đông Nam Á.
Hàng trăm nhân viên quản lý cấp trung và kỹ thuật viên từ Alibaba cũng “nhảy dù” trong năm đó, từ bỏ hệ thống quản lý bán hàng và công nghệ thông tin của riêng Lazada để chuyển đổi nhanh chóng sang bản sao gần như chính xác nền tảng Taobao ở Trung Quốc.
Sự phản đối từ các nhà cung cấp lâu năm đã bị gạt qua một bên khi Jack Ma và Lucy Peng (Bành Lôi) nghĩ rằng, những gì được chứng minh là hiệu quả ở Trung Quốc cũng sẽ làm nên điều kỳ diệu ở Đông Nam Á, bởi sự tương đồng văn hoá.
Ngay sau đó là cuộc ra đi của những tài năng và giám đốc điều hành hiểu biết về Đông Nam Á, vốn đã nuôi dưỡng sự phát triển của Lazada từ ngày đầu thành lập.
Các vị trí của họ ở Singapore, Indonesia và Thái Lan lập tức được lấp đầy bởi các nhà quản lý Alibaba thậm chí còn không thạo tiếng Anh và không thể hoà nhập với người dân địa phương.
CEO Lazada Lucy Peng (trái) và người sáng lập Alibaba, Jack Ma. Ảnh: |
Sự phát triển và mở rộng của Lazada bắt đầu khựng lại khi Lucy Peng và nhóm của bà mất 6 tháng trong năm 2018 để tuyển dụng nhân viên và phụ trách, tạo cơ hội cho Shopee tấn công để thu hút các nhà cung cấp và người mua về phía mình.
Từ bỏ chiến lược tập trung vào Singapore, Shopee chuyển sang ưu tiên thị trường đông dân nhất Đông Nam Á là Indonesia. Họ chào bán các thiết bị điện tử giá rẻ và hàng tiêu dùng hàng ngày, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, với các cư dân mạng trẻ Indonesia ở độ tuổi dưới 30. Khẩu trang và sạc dự phòng giá rẻ, chỉ hơn 100.000 đồng, đã khiến hầu hết thanh niên Indonesia, những người thu nhập khoảng 229 USD/ tháng, bị thu hút.
Với sự hậu thuẫn của Tencent, Shopee cũng có đủ khả năng tài chính để “đốt tiền” cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh miễn phí hoặc giá rẻ cho người mua.
Ngược lại, chiến lược chính của Lucy Peng đối với Lazada, từng được biết đến với hàng hóa giá rẻ, là nâng cấp các dịch vụ và giới thiệu nhiều thương hiệu cao cấp hơn.
Nhưng Alibaba đã mất 2 năm để nhận ra rằng phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á thực sự cần gì, mặc dù CEO Daniel Zhang thường bay đến Singapore mỗi tháng và dành nhiều ngày quanh khu vực để điều phối hoạt động công ty.
Một ví dụ về việc ban lãnh đạo của Alibaba trở nên mất kết nối với biến động địa phương là một sự cố vào năm 2019 khi Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam (vốn là một giám đốc điều hành cấp cao của Alibaba), bị cấp dưới người Việt Nam phản đối, đe dọa nghỉ việc trong cuộc họp hội đồng bất thường do CEO Alibaba, Daniel Zhang chủ trì.
Tờ China Business News đưa tin rằng kể từ năm 2018, Alibaba đã bổ nhiệm không dưới 12 người đứng đầu khu vực để lãnh đạo hoạt động của Lazada tại bốn quốc gia Đông Nam Á khi các nhóm còn chưa ổn định và vòng quay quản lý phải bắt đầu lại.
Ngoài ra, phản ứng khác nhau của Lazada và Shopee đối với đại dịch COVID đang tàn phá khu vực, đặc biệt là Indonesia, cũng giải thích vận may khác nhau của họ.
Tạp chí Caijing tiết lộ rằng Alibaba đã quyết định rút tất cả nhân viên Trung Quốc đang làm việc tại Lazada ra khỏi Indonesia vào tháng 3/2020. Cùng lúc Shopee nhận thấy lượng đơn đặt hàng mới tăng đột biến khi các cửa hàng và chợ truyền thống bị đóng cửa do lệnh phong toả.
Thậm chí đến nay một số nhà quản lý chủ chốt tại Lazada vẫn chưa quay trở lại Indonesia vì họ chọn làm việc từ Trung Quốc.
Tin liên quan
Doanh nghiệp bảo hiểm thích nghi với xu hướng thương mại điện tử
08:00 | 02/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa Luật Quản lý thuế phù hợp với thương mại trên nền tảng số
09:18 | 30/08/2024 Tài chính
Kết hợp giữa kiến thức và thực hành về thương mại điện tử cho sinh viên
18:37 | 28/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (CV 5794)
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics