Việt Nam cần chuẩn bị cho sự hiện diện của thuế tối thiểu toàn cầu
| ||
Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ được áp dụng từ 1/4/2024. Bà có nhận xét gì về công tác xây dựng chính sách của Việt Nam để áp dụng quy tắc này?
Trước hết, tôi cho rằng quá trình xây dựng nội luật cần phải đưa ra một bức tranh tổng thể cho tất cả các nhà khoa học, các DN có các đối tác liên quan đến các tập đoàn đa quốc gia đang thúc đẩy thu hút đầu tư có đầy đủ thông tin để từ đó có ý kiến hoặc có thể trao đổi lại với các đối tác trực tiếp, bởi đây mới chính là những đơn vị đang làm việc cụ thể. Để xây dựng được các chính sách gắn liền với hơi thở của cuộc sống, cần mở rộng thông tin tới cộng đồng DN. Theo thông tin của chúng tôi, hiện nay, cộng đồng DN chưa đón nhận được thông tin đầy đủ về thuế tối thiểu toàn cầu, cũng như thời điểm nào Chính phủ ra quyết định để DN cùng tham gia đóng góp ý kiến. Trong quá trình liên thông cơ sở dữ liệu như hiện nay, có những thông tin không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Những thông tin liên quan đến các chính sách mà các DN là đối tượng thụ hưởng, chịu sự tác động thì chúng ta cần thông tin minh bạch.
Thưa bà, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Ấn Độ… trong việc xây dựng chính sách nội luật hóa để áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu như thế nào?
Đến thời điểm này có 142 quốc gia đã đồng ý chủ trương tham gia thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu. Theo số liệu mà chúng tôi có được thì có 42/142 nước đã có những câu trả lời nhất định là họ sẽ tham gia thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu và sẽ chia ra khung thời gian nhất định, như Hàn Quốc tham gia từ năm 2023, có những quốc gia sẽ tham gia từ năm 2024, 2025. Có những quốc gia trả lời rằng dựa trên nghiên cứu và thúc đẩy chính sách của OECD cho từng khu vực thì họ sẽ có câu trả lời. Mỗi quốc gia sẽ có những lợi thế nhất định, vì vậy không có một bài học kinh nghiệm chung nào cho tất cả các quốc gia, bởi vì đây là vấn đề mới.
Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên tham gia đồng thời để thể hiện tinh thần hội nhập, đồng thời đây cũng là cơ hội thúc đẩy Việt Nam chủ động liên kết với các quốc gia trong khu vực Asean để tạo thành khối Asean thống nhất chứ không phải là cuộc cạnh tranh xuống đáy khi mà mỗi nước đang để một mức thuế khác nhau.
Theo bà, đâu là những vấn đề cần chú ý trong quá trình xây dựng chính sách để tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu của Việt Nam?
Việt Nam cần tiến hành việc chuẩn bị về mọi mặt cho sự hiện diện thực tế của Trụ cột 2 trong bối cảnh nhiều quốc gia sẽ áp dụng chính sách về thuế tối thiểu toàn cầu ngay từ năm 2024. Các chính sách ứng phó với tác động của Trụ cột 2 nên được xây dựng trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Trong ngắn hạn, việc có áp dụng cơ chế thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn để giành quyền thu thuế nên được cân nhắc sớm, đối chiếu với quy định của OECD cũng như vấn đề về lợi ích và chi phí nếu thực hiện. Trong dài hạn, hệ thống thuế cùng với các ưu đãi thuế cũng cần được xem xét cải cách nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Trụ cột 2, đảm bảo thu hút đầu tư thực chất, hạn chế các hoạt động làm xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận. Chúng tôi cũng lưu ý rằng, việc ban hành bất cứ chính sách hoặc cơ chế mới nào cũng cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính công bằng cho các DN thuộc phạm vi và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Trụ cột 2, đảm bảo thống nhất với quy định về bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư theo Luật Đầu tư hiện tại, cũng như không vi phạm các cam kết quốc tế và quy định của OECD mà Việt Nam đang tham gia.
Đối với việc hỗ trợ các DN đa quốc gia bị ảnh hưởng bởi Trụ cột 2, các hình thức ưu đãi đầu tư mới dựa trên chi phí, đặc biệt là ưu đãi bằng tiền nên được cân nhắc với những ưu điểm nhất định so với hình thức đầu tư dựa trên thu nhập. Việt Nam nên cân nhắc cải cách hệ thống ưu đãi thuế để phù hợp hơn trong tình hình mới, song song với việc tham khảo, lấy ý kiến tư vấn OECD, cũng như các chính sách đang được thực hiện bởi các quốc gia khác. Việt Nam cũng nên tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh việc phát triển các yếu tố thu hút đầu tư khác ngoài công cụ ưu đãi thuế như cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn lao động, hệ thống pháp lý..., những yếu tố giúp nâng cao xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thuế suất tối thiểu toàn cầu nên sớm triển khai đánh giá tác động và nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý nội luật liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics