Việt Nam đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu
Để thay thế các sản phẩm nhựa, hiện nay trên thị trường đang xuất hiện nhiều sản phẩm làm từ tre, bột gạo... thân thiện với môi trường. Ảnh ĐH |
Mỗi năm thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải
Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Tuyên chiến với rác thải nhựa”.
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Giảm thiểu chất thải từ nhựa, nilon đã trở thành yêu cầu cấp bách ngay từ lúc này, trước hết bắt đầu từ việc giảm thiểu tiêu thụ nhựa và nilon khó phân hủy, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức rất lớn do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó nổi lên là vấn đề chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng vẫn đang ở mức báo động.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy, hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Chính thói quen sử dụng phổ biến các sản phẩm này trong đại bộ phận người dân hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018.
|
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh: "Việc lạm dụng sử dụng túi ni lông khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trung bình để phân huỷ hoàn toàn các chất thải từ nhựa và ni lông phải mất hàng trăm, thậm chí tới hàng nghìn năm. Rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển".
70% chất thải được chôn lấp
Trước thực trạng nêu trên, GS.TS. Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng hóa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho biết: Chúng ta đang phải đối mặt với thách thức rất lớn do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, trong đó nổi lên vấn đề chất thải rắn nói chung và tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nói riêng vẫn đang ở mức báo động. Chính thói quen sử dụng phổ biến các sản phẩm nhựa, túi ni lông trong đại bộ phận người dân hiện nay đang gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
“Các sản phẩm nhựa có giá thành rất rẻ và tiện dụng nên trở thành thói quen khó sửa, đặc biệt với những người nội trợ. 70% chất thải được chôn lấp nên lượng rác thải nhựa tồn tại trong đất rất lớn, gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến phát triển bền vững”, bà Đặng Thị Kim Chi cho biết thêm.
Bà Đặng Thị Kim Chi cũng đề xuất đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng tự giác giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy và chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiến tới cấm sử dụng túi nilon dùng một lần; giảm thiểu phát sinh chất thải nilon; tái chế nilon thành các sản phẩm có tuổi thọ cao; đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào tái chế, sản xuất sản phẩm thay thế đồ nhựa, túi nilon dùng một lần.
Theo ông Hoàng Quốc Dũng, đại diện Báo Tiền Phong, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phải rà soát, đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật đã được ban hành trong các chính sách về rác thải nhựa; áp dụng các công cụ kinh tế đối với khu vực tiêu dùng nhiều hơn khu vực sản xuất để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Cần có bước nhảy thông tin, tức là có người nêu gương, thông qua các sự kiện lớn để đưa thông điệp chống rác thải nhựa đến cộng đồng.
Bà Trần Thanh Phương, Phó Giám đốc, đại diện lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cho rằng: “Việc thay đổi nhận thức và thay đổi thói quen của người tiêu dùng về túi ni lông là rất khó. Do vậy, để thay đổi nhận thức, tạo thói quen tiêu dùng mới cho họ, cần phải chú trọng các giải pháp về kinh tế”.
Bà Trần Thanh Phương đề xuất nhóm công cụ hạn chế các sản phẩm nhựa dùng một lần, áp dụng thuế, phí cao hơn nếu vẫn chọn dùng túi ni lông; giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường; đưa ra chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp để đưa sản phẩm thay thế đến với cộng đồng.
Từ những ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hướng tới xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng đã kêu gọi các cấp, các ngành và cộng đồng cùng thống nhất nhận thức, chung tay hành động chống rác thải, tiêu thụ nhựa, túi nilon sử dụng một lần. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, nếu tiến hành đồng thời ba giải pháp: Hoàn thiện chính sách pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức và áp dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt thì mới thực hiện được nhiệm vụ Chính phủ giao về chống rác thải nhựa.
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
18:48 | 05/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ
20:35 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
08:57 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
08:56 | 04/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics