WB: Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,8% năm 2021
Dòng tín dụng đã chảy vào những lĩnh vực kinh tế nào? | |
Thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm | |
Gói hỗ trợ tài chính sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
Dự báo của WB về một số chỉ tiêu kinh tế. |
Chiều 24/8, WB tại Việt Nam đã tổ chức họp báo trực tuyến ra mắt báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam với chủ đề “Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai”.
Phát biểu tại họp báo, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho hay, sau 17 tháng sống trong đại dịch Covid-19, vắc xin phòng Covid-19 được triển khai tiêm trên diện rộng đang mang đến hi vọng đại dịch sẽ kết thúc và quá trình phục hồi trên toàn cầu đang diễn ra, tuy chưa đồng đều. Việt Nam đang đứng trước thách thức ngắn hạn và dài hạn. Ngắn hạn là việc đẩy lùi dịch bệnh, dài hạn là trở thành nước có thu nhập cao thông qua chuyển đổi nền kinh tế số.
Trình bày về báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB cho biết, mặc dù có khả năng chống chịu tương đối tốt, nhưng nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế ngày càng nghiêm ngặt hơn nhằm kiểm soát đợt bùng phát dịch tháng 4/2021 trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vắc xin còn thấp.
Theo chuyên gia WB, nền kinh tế dự kiến tiếp tục bị ảnh hưởng trong tháng 8 do các biện pháp hạn chế đi lại được mở rộng với các tỉnh phía Nam, TPHCM và sau đó là Hà Nội phải áp dụng biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt từ cuối tháng 7 để dập dịch.
Đặc biệt, nền kinh tế còn phải đối mặt với rủi ro gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi các "đối thủ" có tốc độ tiêm vắc xin vượt trội đang tái khởi động hoạt động sản xuất và có khả năng chiếm lại một số thị phần bị mất vào tay Việt Nam do đứt gãy sản xuất vì dịch Covid-19 năm 2020.
Về khu vực kinh tế đối ngoại, Việt Nam vẫn duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối tăng lên, nhưng cả cán cân thương mại hàng hóa và cán cân vãng lai đã trở nên xấu đi trong nửa đầu năm. Khu vực kinh tế đối ngoại đã mất đi một phần động lực vì dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giảm 11% trong 7 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong khi cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt sau khi đạt kết quả thặng dư cao chưa từng có trong năm 2020.
Theo bà Dorsati Madani, các đơn vị xuất khẩu đang phải đối mặt với tình trạng đứt gãy do đại dịch tái bùng phát, buộc họ phải đóng cửa nhà máy hoặc chỉ hoạt động cầm chừng, cũng như phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ những quốc gia khác có các hoạt động sản suất đang phục hồi mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và quay về với chính sách tài khóa trung lập hơn trong nửa đầu năm 2021. Tín dụng tăng trưởng khoảng 15% trong những tháng gần đây so với 10-12% trong năm 2020, cung cấp hỗ trợ đáng hoan nghênh cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể đem lại rủi ro cao hơn cho khu vực tài chính.
Về tình hình nợ công, chuyên gia cao cấp của WB cho rằng, mặc dù có tăng một chút so với trước đây nhưng con số này cũng là bình thường trong bối cảnh hiện nay, bất cứ quốc gia nào theo nghiên cứu của WB cũng tương tự, nên mức tăng nợ công của Việt Nam vẫn là bền vững, an toàn. Hiện Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược để kéo dài thời hạn khoản vay, chuyển sang vay trong nước nhiều hơn.
Dự báo của WB về các chỉ tiêu trong trung hạn. |
Với những đánh giá trên, các chuyên gia của WB nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021, hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5% đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Theo bà Dorsati Madani, đây là dự báo tích cực, nhưng vẫn thấp hơn 2 điểm % so với dự báo trong kỳ Báo cáo Điểm lại tháng 12/2020 do tác động tiêu cực liên quan đến đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây và còn phụ thuộc vào một số rủi ro tiêu cực.
Vì thế, trong thời gian còn lại của năm, WB cho rằng, chính sách tiền tệ vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ chính sách khác nhau và cho phép tái cơ cấu các khoản nợ. Chính phủ có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các dự án này hiện đang gặp những khó khăn ban đầu do các hạn chế đi lại liên quan đến đợt bùng phát dịch tháng 4, nhưng dự kiến sẽ được triển khai hết tốc lực trong quý 4/2021. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền cần xử lý những rủi ro cao về tài khóa, tài chính và xã hội...
Cũng tại họp báo, ông Jacques Morisset, chuyên gia Kinh tế trưởng WB cho rằng, công nghệ số chính là tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang nắm giữ vị thế tốt nhưng chưa đồng bộ để trở thành cường quốc số của thế giới. Vì thế, Chính phủ Việt Nam sẽ cần tiến hành lộ trình hành động cụ thể như: nâng cao kỹ năng số; bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh tiếp cận thông tin, chất lượng và an ninh…
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan và Biên phòng An Giang tạo sức mạnh chung trong phòng chống tội phạm
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
Công ty Cổ phần Da Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform