Xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành
Hoạt động KTCN sẽ có sự tham gia của các tổ chức tư nhân. Ảnh: H.Nụ. |
Cải cách toàn diện
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, thời gian qua, các bộ, ngành đã thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về KTCN thuộc lĩnh vực quản lý. Một số văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế mới đã được ban hành và đã đưa nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong việc quản lý và KTCN. Đồng thời, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã từng bước triển khai xã hội hóa hoạt động KTCN theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Điểm d Mục III Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 5/2/2018.
Tuy nhiên, việc thay đổi phương pháp KTCN chưa được các bộ, ngành triển khai và thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất. Trong đó, việc triển khai có lúng túng, chưa thống nhất dẫn đến có nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật (Khoản 16 Điều 3 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Khoản 3 Điều 40 Luật an toàn thực phẩm quy định cơ quan thực hiện KTCN là cơ quan Nhà nước). Việc ủy quyền của bộ quản lý ngành, lĩnh vực cho tổ chức đánh giá sự phù hợp cấp kết quả kiểm tra còn nhiều bất cập. Theo đó, thực hiện kiểm tra nhà nước về chuyên ngành vẫn chưa có cơ sở pháp lý cho việc ủy quyền; không rõ cơ chế giải quyết trong trường hợp người NK không đồng ý với kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức được bộ, ngành chỉ định; phát sinh trường hợp tổ chức được ủy quyền vừa đánh giá sự phù hợp, vừa thực hiện KTCN cấp 2 loại giấy (giấy chứng nhận sự phù hợp và giấy thông báo kết quả kiểm tra) cho cùng một lô hàng.
Nghị định Một cửa ra đời với mục đích tạo cơ sơ pháp lý thống nhất để cải cách toàn diện hoạt động KTCN theo hướng giảm lượng hàng hóa phải KTCN tại khâu thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa, minh bạch hóa công tác KTCN thông qua việc công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra.
Theo đó, đổi mới phương pháp KTCN theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan, nghiên cứu áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong KTCN; thực hiện thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa hoặc giảm thiểu việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa NK từ những quốc gia, khu vực có tiêu chuẩn cao; rà soát loại bỏ quy định chồng chéo trong hoạt động KTCN; thu hẹp danh mục số lượng mặt hàng phải kiểm tra tại khâu thông quan là điều hết sức cần thiết nhằm cải cách toàn diện hoạt động KTCN trong thời gian tới.
Đặc biệt, tại Điều 21 Nghị định Một cửa quy định nguyên tắc KTCN, theo đó thống nhất KTCN do cơ quan KTCN thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thống nhất nguyên tắc xây dựng danh mục KTCN trước thông quan.
Điểm đáng chú ý của Nghị định Một cửa còn thực hiện xã hội hóa hoạt động KTCN thông qua việc quy định cơ chế tham gia của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong KTCN. Việc áp dụng cơ chế xã hội hóa, huy động lực lượng ngoài Nhà nước tham gia hoạt động KTCN sẽ giảm khối lượng công việc phải KTCN của cơ quan KTCN, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Cụ thể hóa trách nhiệm của mỗi bên
Ngoài việc xã hội hóa, huy động lực lượng tư nhân tham gia hoạt động KTCN, Nghị định Một cửa cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức này khi được sử dụng kết quả đánh giá phục vụ quản lý Nhà nước (Khoản 3 Điều 25), chế độ báo cáo, gửi kết quả đánh giá sự phù hợp (Khoản 5 Điều 27). Theo Vụ Pháp chế, tất cả các quy định này dựa trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 56 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Khoản 6 Điều 19 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định Một cửa còn quy định rõ trách nhiệm các bên, cơ chế phối hợp của bộ, ngành trong KTCN (Điều 25, 26, 27) nhằm chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa XNK, trong đó phải phân định trách nhiệm của người khai hải quan, cơ quan KTCN, theo đó, việc thực hiện KTCN và chịu trách nhiệm về kết quả KTCN thuộc về cơ quan KTCN.
Cụ thể, đối với người khai hải quan, chỉ được đưa hàng hóa NK thuộc Danh mục KTCN trước thông quan vào lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả KTCN và được cơ quan Hải quan quyết định thông quan. Đối với cơ quan KTCN, thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra xác nhận hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thông báo kết quả KTCN cho người khai và cơ quan Hải quan trong thời hạn quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả KTCN
Nghị định Một cửa cũng quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chuyển đổi phương thức KTCN theo nguyên tắc quản lý rủi ro; ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN; quy định cụ thể và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia về: cơ quan KTCN, tiêu chí, phạm vi chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; danh sách tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; trình tự, thời gian, cách thức thực hiện thủ tục KTCN; điều kiện, tiêu chí miễn kiểm tra, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hồ sơ kết hợp kiểm tra thực tế; danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, danh mục các mặt hàng đã được chủ động công nhận, thừa nhận lẫn nhau theo điều ước quốc tế…
Nghị định Một cửa cũng khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động KTCN, thống nhất đầu mối quyết định đối với trường hợp một mặt hàng phải tuân thủ nhiều lĩnh vực KTCN do nhiều bộ hoặc nhiều cơ quan trong cùng một bộ quy định.
Tin liên quan
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khôi phục phương thức giao nhận hàng hóa XNK qua cặp cửa khẩu Chi Ma – Ái Điểm
09:36 | 14/07/2024 Kinh tế
5 nhóm tiêu chí để lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
07:39 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bất cập trong xác định hàng hoá là chất thải, phế liệu
14:00 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
09:04 | 07/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu trị giá lớn tại khu vực cảng Hải Phòng
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Liên tiếp bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics