Xuất khẩu “lỗi hẹn”, chỉ đạt hơn 8%
Xuất khẩu năm 2015 dự kiến chỉ tăng hơn 8%, trong khi nhập siêu quay lại sau nhiều năm xuất siêu. Vì sao lại như vậy, thưa ông?
Theo ước tính của liên bộ, năm 2015 xuất khẩu của chúng ta không đạt mục tiêu như Quốc hội thông qua 10% mà chỉ đạt 8,1%, tương đương 162,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nhập siêu được kiểm soát tốt, ước đạt 3,17 tỷ USD, tương đương 2%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 5% đề ra từ đầu năm.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, năm 2015 là năm có diễn biến phức tạp ở thị trường thương mại thế giới. Cùng với đó, một loạt sản phẩm, mặt hàng của Việt Nam vốn có thế mạnh đều gặp khó khăn do cung cầu trên thế giới.
Ví dụ như mặt hàng dầu thô chiếm kim ngạch lớn nhưng từ cuối năm 2014 cho đến kết 2015 liên tục sụt giảm, gần đây giá dầu thô chỉ còn khoảng hơn 35 USD/thùng. Những mặt hàng khác như than đá, khoáng sản có sự sụt giảm lớn cả về quy mô lẫn kim ngạch xuất khẩu do thị trường thế giới thu hẹp. Các mặt hàng nông sản cao su, cà phê, gạo… cũng gặp khó khăn do cung cầu bất ổn định dẫn tới áp lực lớn cho Việt Nam.
Chính vì vậy kết quả này cũng thể hiện sự nỗ lực lớn của nền kinh tế, doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu. Đặc biệt, đặt trong tương quan với các nền kinh tế lớn thì đây cũng là kết quả tích cực, đơn cử nhưTrung Quốc tăng trưởng âm về xuất khẩu, Indonesia xuất khẩu giảm 13,3%...
Bên cạnh những mặt hàng sụt giảm, vẫn có những ngành phát triển tốt và giữ vững thị trường như dệt may, công nghiệp chế tạo, chế biến (điện thoại, điện tử vi tính, thiết bị vận tải…) tăng trưởng ở mức 2 con số. Chính nhờ vậy mà cán cân thương mại đạt mục tiêu, tức là nhập siêu nằm trong mức kiểm soát tốt.
Khối doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục xuất siêu còn doanh nghiệp trong nước luôn nhập siêu. Ông nghĩ sao về điều này?
Điều này càng khẳng định rõ hơn vấn đề nội tại nền kinh tế. Rõ ràng, lâu nay chúng ta luôn nhận thấy điểm yếu của nền kinh tế là năng lực cạnh tranh sản phẩm còn hạn chế thể hiện qua giá trị gia tăng sản phẩm, hàm lượng công nghệ, năng suất lao động, thương hiệu trên thị trường thế giới. Sản phẩm trong nước đã có sự phát triển nóng nhưng chưa bền vững bởi chưa tạo giá trị thương hiệu, chưa hình thành chuỗi sản phẩm trên thị trường thế giới. Ví dụ các sản phẩm nông sản dù quy mô xuất khẩu lớn nhưng giá trị thương hiệu chưa định hình, chất lượng sản phẩm chưa ổn định.
Bên cạnh đó, do trình độ sản xuất còn ở mức thấp nên các sản phẩm chưa có hàm lượng giá trị cao, nhất là chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển… làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như các ngành sản xuất của Việt Nam.
Trong khi doanh nghiệp FDI khi tham gia đầu tư ở Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu, có giá trị thương hiệu mang lại lợi thế trong việc cạnh tranh trên toàn cầu. Vấn đề đặt ra ở đây là tái cơ cấu nền kinh tế, ngành sản xuất để đảm bảo khả năng hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng xuất khẩu trong năm 2016?
Năm 2016, tình hình chung trên thế giới về chính trị, kinh tế… còn chứa đựng yếu tố bất ổn cho kinh tế, thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn có điều kiện thuận lợi để phát triển ngoại thương.
Đầu tiên là việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam khi có hàng loạt cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Thứ hai, nỗ lực chung của Chính phủ nhất là trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cũng mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí. Thứ ba, những FTA hàm chứa nhiều nội dung không chỉ mở cửa thị trường mà còn tạo áp lực đổi mới mô hình tăng trưởng, quản lý nhà nước sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như năng lực cho nền kinh tế.
Đây là những đóng góp to lớn giúp cho doanh nghiệp, nền kinh tế 2016 khởi sắc hơn. Tuy nhiên, năm 2016 cũng là nămdự báo có nhiều khó khăn.
Quá trình hội nhập có đặt ra yêu cầu phải mở cửa cho các sản phẩm, doanh nghiệp nước ngoài. Dù muốn hay không chúng ta cũng phải cạnh tranh trực tiếp và càng gay gắt hơn nữa ở thị trường nội địa. Hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật mà các quốc gia đặt ra. Hiện các sản phẩm của Việt Nam còn có hạn chế nhất định về quy cách, chất lượng sản phẩm thực phẩm, nếu không thay đổi tổ chức sản xuất thì không thể cạnh tranh được.
Thêm nữa, tới đây xu thế sử dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước của các đối tác lớn trên thế giới sẽ trở nên phổ biến. Doanh nghiệp Việt Nam vốn hạn chế về quy mô, công nghệ, tài chính… sẽ gặp khó khăn khi thực hiện xử lý tranh chấp thương mại theo quy định chung của WTO.
Do vậy, trong 2016 cần thực hiện tốt các chỉ đạo chung của Chính phủ ổn định môi trường vĩ mô tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như điện tử hóa các dịch vụ công, giảm bớt thủ tục hành chính... Đặc biệt, một biện pháp sẽ được triển khai trong năm 2016 là việc hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất mở đường bay thẳng giữa TP Los Angeles và TPHCM
15:31 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên nhân nào làm CPI 9 tháng tăng?
15:01 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
09:21 | 06/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics