Xuất khẩu nông sản: Lợi thế cạnh tranh thuộc về các doanh nghiệp đầu tư bài bản
Thúc tái cơ cấu, nông nghiệp Việt muốn tăng xuất khẩu nông sản 5%/năm | |
Xuất khẩu nông sản tăng tốc ngay từ đầu năm | |
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD |
Chuyên gia chiếu xạ Mỹ cùng cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra mặt hàng trái cây xuất khẩu tại Trung tâm chiếu xạ Sơn Sơn. Ảnh: N.Hiền |
Một tiêu chuẩn cho tất cả thị trường
Với việc là thành viên của 15 FTA, đặc biệt là các FTA mới như CPTPP, EVFTA, RCEP và UKVFTA, gần như toàn bộ thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đã được bao trùm trong các hiệp định với hàng loạt yêu cầu đặt ra cho hàng hóa về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời: Xuất khẩu gạo sẽ tăng cả về lượng và giá Bên cạnh những yếu tố khách quan do dịch bệnh Covid-19, sự cải thiện về giống cũng như về tổ chức sản xuất đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm về đàm phán, giúp cho giá gạo xuất khẩu cao hơn trong những năm gần đây. Trong năm 2021, khả năng dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn, cùng với những kinh nghiệm hiểu biết, khả năng sản xuất đã sẵn có cùng với những diễn biến mới về giá gạo do thay đổi cung cầu, dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 có triển vọng tốt cả về lượng và giá. Tuy nhiên, để đạt được kỳ vọng này thì các DN Việt Nam cần tránh vết xe đổ trong việc cạnh tranh lẫn nhau để tự phá giá. Đây là bài học đau lòng và không ai muốn nhắc lại. |
Nhận định về điều này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, trước đây, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc được xếp vào nhóm thị trường khó tính, trong khi các thị trường ASEAN, Trung Quốc được coi là dễ tính. Nhưng với hiệp định RCEP vừa được ký kết, tất cả đều ở chung trên một mặt phẳng. “Không còn thị trường nào là dễ tính với nông sản Việt Nam, tất cả đều phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và truy xuất nguồn gốc” – ông Tùng nhấn mạnh.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả cũng thông tin, phía Trung Quốc đang chuẩn bị các thủ tục để yêu cầu các DN xuất khẩu nông sản Việt Nam phải gắn mã QR khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện quét mã QR để kiểm tra các thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, mã vùng trồng, các tiêu chuẩn chất lượng trước khi cho thông quan. Yêu cầu này cũng đã được áp dụng với các nhà xuất khẩu nông sản của Thái Lan từ năm 2019 nhằm hạn chế tình trạng “mượn” mã vùng trồng, gian lận xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, yêu cầu này sẽ gây khó khăn hơn cho các DN Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, đặc biệt là với những DN chưa quen với môi trường kinh doanh thương mại điện tử như dán tem điện tử, truy xuất nguồn gốc… cho hàng hóa. Bởi hiện vẫn chưa có nhiều DN nông nghiệp quan tâm tới việc dán tem truy xuất nguồn gốc.
Cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư bài bản
Những yêu cầu khắt khe từ những thị trường thành viên của các FTA đặt ra không ít thách thức cho nông sản Việt Nam nói chung. Nhưng ở góc độ của những DN đã có sự đầu tư bài bản, đây lại là cơ hội rất lớn để mở rộng thị trường. Điển hình như tại thị trường Trung Quốc, trước đây các DN lớn gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh hàng hóa tiểu ngạch có giá rẻ. Do đó, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời đánh giá, RCEP sẽ giúp xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc phát triển và đây chính là cơ hội cho những DN lớn, có sản phẩm chất lượng cao.
Ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết thời gian tới sẽ xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và ông hoàn toàn tự tin sẽ thành công vì hàng hóa của Vina T&T đã khẳng định được uy tín chất lượng tại các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc…
Các DN cũng đánh giá, thời gian tới, cạnh tranh sẽ công bằng hơn và hoạt động xuất khẩu nông sản sẽ cô đọng vào những DN có nền tảng tốt, những DN làm ăn chụp giật sẽ không còn cơ hội do các yêu cầu của thị trường đã được nâng cao. Các DN bài bản với sản phẩm chất lượng tốt sẽ quảng bá tốt hơn cho sản phẩm nông sản Việt Nam, từ đó thu hút nhiều nông dân cùng tham gia hợp tác, mở rộng diện tích trồng trọt và cho ra sản phẩm chất lượng với sản lượng cao hơn.
Tuy nhiên, cơ hội không phải là hoàn toàn đóng lại với những DN nhỏ, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. RCEP nói riêng cũng như các FTA nói chung là cơ hội và động lực để DN nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Làm được điều đó, DN sẽ nhận về rất nhiều lợi ích là giá bán cao hơn, lợi nhuận tốt hơn và bền vững hơn.
Muốn đạt được điều này, ông Huỳnh Văn Thòn cho biết, các chuỗi sản xuất cần phải được nâng cấp thành hệ sinh thái để quy tụ tất cả các thành tố tham gia vào tiến trình hoàn thiện sản phẩm từ sản xuất tới xuất khẩu. Sự quy tụ đó sẽ tối đa hóa nguồn lực của xã hội, giúp triệt tiêu bớt những xung đột không cần thiết của những người tiểu sản xuất, tiểu thương. Qua đó kéo giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản.
Một cơ hội khác mà RCEP mang lại, theo ông Nguyễn Phúc Nguyên, chính là việc đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản, rau quả Việt Nam sẽ trở nên thuận lợi hơn so với trước đây, thông qua các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của các nước thành viên. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc hiện mới chỉ mở cửa cho 10 loại rau quả tươi của Việt Nam, các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, New Zealand… cũng vậy. Thời gian tới, dự báo việc đàm phán mở cửa thêm các loại rau quả mới sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Vấn đề là trong nước phải chuẩn bị vùng nguyên liệu đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như sản lượng cho thị trường. Việc có thêm nhiều loại rau quả được mở cửa cũng đồng nghĩa với xuất khẩu sẽ tăng lên, từ đó mang lại sự tăng trưởng bền vững cho DN và cả người nông dân trong chuỗi sản xuất nông sản.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform