171.790 tỷ đồng cho các chương trình tín dụng cho người nghèo, hộ chính sách
Cử tri Quảng Ngãi kiến nghị, nâng hạn mức vốn vay; điều chỉnh lãi suất ưu đãi đối với huyện miền núi (thấp hơn mức ưu đãi chung); chu kỳ thanh toán phù hợp với đặc thù sản xuất (trồng rừng kinh tế, rừng cây gỗ lớn lâu năm, sản xuất, kinh doanh...); liên kết cho vay thực hiện các chương trình về việc làm, nhà ở, vệ sinh môi trường...; chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng kinh tế khó khăn để thúc đẩy phát triển khu vực này.
Gần 20 chương trình tín dụng
Theo Bộ Tài chính, đối với các chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách, Đảng, nhà nước luôn xác định mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho mục tiêu này.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang triển khai gần 20 chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tập trung chủ yếu vào các chương trình như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, hộ nghèo về nhà ở, hộ dân tộc thiểu số nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long...
Hết năm 2017 tổng dư nợ các chương trình tín dụng tại NHCSXH đạt khoảng 171.790 tỷ đồng, riêng đối với NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi dư nợ đạt 2.889 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, nguồn vốn này đã đến với người nghèo, các đối tượng chính sách ở hầu hết các xã, phường trên toàn quốc, qua đó đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi…
Bộ Tài chính cho rằng: Nhìn chung, tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến nay đã đạt hiệu quả tích cực, thực sự đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục dành một nguồn vốn lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nhiều chính sách đặc thù
Đối với chính sách tín dụng đặc thù đối với hộ dân vùng dân tộc thiểu số miền núi và chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng kinh tế khó khăn, Bộ Tài chính cho hay, chính sách tín dụng đối với các đối tượng chính sách nói chung và đối với các hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện thông qua NHCSXH đã được ban hành đầy đủ.
Mức vốn và thời hạn cho vay cơ bản đáp ứng nhu cầu, giúp cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, mức lãi suất của các chương trình này đều thấp hơn so với lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên trên thị trường hiện nay.
Đối với các chương trình tín dụng chính sách khác như cho vay chương trình về việc làm, nhà ở, vệ sinh môi trường, NHCSXH đang thực hiện cho vay hỗ trợ hộ nghèo và nhà ở với mức cho vay tối đa 25 triệu đồng/hộ, thời hạn 15 năm; cho vay chương trình nước sạch vệ sinh và môi trường nông thôn về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường với mức cho vay đối với mỗi loại công trình 6 triệu đồng/hộ, thời hạn 5 năm; cho vay giải quyết việc làm và cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài với mức vốn cho vay 50 triệu đồng/lao động, thời hạn 5 năm…
Liên quan đến chính sách tín dụng đặc thủ thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại, theo Bộ Tài chính, chính sách tín dụng đối với hộ dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP năm 2008 của Chính phủ, ở Quảng Ngãi có 6 huyện là Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ.
Đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi lãi suất quy định gồm: Các hộ nghèo, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, họp tác xã, các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn 61 huyện nghèo được hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước, NHCSXH.
Ngày 31/12/2013, Thủ tướng ban hành Quyết định 2621/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP, theo đó hộ nghèo khi vay vốn tại NHCSXH để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề được vay vốn tối đa 10 triệu đồng/hộ, lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong từng thời kỳ...
Nhiều ưu đãi với doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng khó khăn
Về chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng kinh tế khổ khăn, ngày 31/03/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện.
Đối tượng, điều kiện vay vốn, mức vốn cho vay, lãi suất và thời hạn vay vốn đã được quy định cụ thể tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng kinh tế khó khăn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định 32 sẽ được vay vốn ưu đãi thông qua chương trình tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vào miền núi, vùng kinh tế khó khăn có thể vay vốn qua NHCSXH với các chương trình tín dụng cho thương nhân vùng khó khăn theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ và chương trình tín dụng cho hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ…
Tin liên quan
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform