37 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ODA 0%
Hội nghị trực tuyến với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2021. Ảnh: PV |
Mới có 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 3%
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, 5 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ gải ngân vốn nước ngoài thuộc khối địa phương mới đạt gần 2% so với tổng dự toán được Thủ tướng giao. Trong đó có nhiều tỉnh, thành phố chưa có giải ngân.
Trong hội thảo này, Thứ trưởng đề nghị làm rõ nguyên nhân tồn tại, đồng thời kiến nghị những giải pháp thúc đẩy giải ngân thời gian tới.
Trong những giải pháp này, có những giải pháp thuộc trách nhiệm của Ban quản lý dự án với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý, có trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP với vai trò là chủ dự án, và có vai trò trách nhiệm của các Bộ Tài chính, KH&ĐT và các bộ chuyên ngành.
Trên cơ sở cuộc họp này và cuộc họp với các bộ ngành diễn ra tuần trước, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương thời gian tới.
Báo cáo tình hình giao kế hoạch vốn và nhập TABMIS, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.709 tỉ đồng. Tính đến ngày 31/5/2021, kế hoạch vốn năm 2021 nhập TABMIS là 48.124,18 tỉ đồng (bằng 75,54% kế hoạch vốn được giao đầu năm).
Tính đến ngày 31/5/2021, vốn đã giải ngân là 1.100,66 tỉ đồng, bằng 1,73% dự toán, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW giải ngân là 616 tỉ đồng (bằng 1,77% kế hoạch vốn được giao đầu năm) và vốn cho các địa phương vay lại giải ngân là 484,4 tỉ đồng (bằng 1,68% kế hoạch vốn được giao đầu năm).
Mới có 15/63 địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt trên 3%, nhưng có tới 37/63 địa phương tỉ lệ giải ngân là 0%.
Để giải ngân số vốn nêu trên, từ đầu năm tới nay, Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) đã nhận được 650 hồ sơ đề nghị rút vốn, trong đó đã ký đơn rút vốn 609/650 hồ sơ, trả lại 41/650 do không đủ điều kiện rút vốn, hiện không còn đề nghị rút vốn tồn đọng.
“Nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 05 tháng đầu năm 2020”, ông Trương Hùng Long đánh giá.
Đề nghị rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư
Tại Hội nghị, các địa phương gồm Hà Nội, TPHCM, Hà Giang, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Cần Thơ, ... đã báo cáo tình hình giải ngân vốn của địa phương, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này.
Chia sẻ về những khó khăn vướng mắc làm chậm tiến độ giải ngân của TP Hà Nội, đại diện UBND TP Hà Nội cho biết, về nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên các thiết bị cho các dự án như đầu máy, toa xe của gói thầu số 6 dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, hoặc gói thầu số 1 dự án nhà máy nước thải Yên Xá đều phải NK từ châu Âu và Nhật bản và đều chậm tiến độ, ảnh hướng đến tiến độ giải ngân năm 2021.
“Đối với các dự án ODA tại Hà Nội, hiện nay, các dự án lớn là đường sắt đô thị, quá trình triển khai có nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có GPMB; sự khác biệt giữa quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với thông lệ quốc tế; quy định của nhà tài trợ khi triển khai hợp đồng với nhà thầu quốc tế dẫn đến phát sinh các tranh chấp... Đề nghị các Bộ KHĐT, Tài chính, GTVT, Xây dựng... quan tâm cùng tháo gỡ để Hà Nội thực hiện giải ngân tốt nguồn vốn ODA năm 2021”, ông Hà Minh Hải, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội kiến nghị.
Bộ Tài chính cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh việc triển khai các dự án, thúc đấy giải ngân nguồn vốn ODA. Về chính sách chế độ, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo (lần 3) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại để trình Chính phủ ban hành, trong đó có quy định tháo gỡ về trị giá tài sản thế chấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập vay lại và giảm tỉ lệ vay lại của một số địa phương khó khăn về cân đối ngân sách địa phương.
Bộ Tài chính cam kết hoàn thành kiểm soát chi trong vòng 3 ngày làm việc và xử lý đơn rút vốn (hình thức rút vốn trực tiếp) trong vòng 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ KH&ĐT có cơ chế đơn giản hóa hoặc rút gọn quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với trường hợp được gia hạn thời gian thực hiện dự án, có cơ chế bố trí kế hoạch phù hợp với đặc thù giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi.
Về phía các địa phương, Bộ Tài chính đề nghị rà soát việc phân bổ lại dự toán phù hợp với tiến độ triển khai các dự án; ưu tiên bố trí phần vốn còn lại phù hợp với cơ chế tài chính của các dự án đang triển khai, thực hiện trên địa bàn của các địa phương; kiện toàn trên cơ sở tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của các Ban quản lý dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính với các cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay, không để việc điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân của các dự án.
Ưu tiên cho những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng đề nghị các địa phương rà soát lại số liệu giải ngân, tách biệt rõ số liệu giải ngân vốn thuộc năm 2020 chuyển sang 2021 và số liệu giải ngân theo dự toán của năm 2021 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đó tổng hợp báo cáo con số mang tính thực chất.
Thứ trưởng cũng ghi nhận và cơ bản thống nhất về những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm giải ngân vốn ODA, trong đó có nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chuyên gia không sang được; NK vật tư thiết bị ở nước có dịch; thiết bị của dự án thay đổi theo yêu cầu của nhà tài trợ; hợp đồng vay vốn trình tự kéo dài.
Các nguyên nhân chủ quan là do không có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán, chậm xử lý đơn rút vốn; chậm đấu thầu; vướng mắc trong thực hiện hợp đồng; chậm triển khai công việc và xác nhận khối lượng hoàn thành; chậm tổng hợp hồ sơ đề nghị rút vốn.
Từ nay đến cuối năm, Thứ trưởng đề nghị các cơ quan chức năng, các địa phương, các sở ngành liên quan có chỉ đạo quyết liệt để Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ, đồng thời, các ngành liên quan cần tích cực phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn từ nay đến cuối năm.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên cho những dự án có khả năng giải ngân trong năm 2021 và những dự án sẽ kết thúc trong năm 2021 để đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng hoàn thành.
“Các địa phương cần chủ động điều chỉnh phân bổ cho các dự án trong phạm vi của địa phương. Nếu có nhu cầu điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn ODA trong năm thì các địa phương cần đánh giá kỹ và sớm báo cáo, đề xuất với Bộ KH&ĐT để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng chính phủ để diều chỉnh trong 6 tháng cuối năm cho phù hợp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn chỉnh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại để trình Chính phủ ban hành và Bộ KH&ĐT sẽ chủ trì sửa đổi Nghị định 56/NĐ-CP.
37 địa phương có tỉ lệ giải ngân 0%: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau |
Tin liên quan
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Kinh nghiệm phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng trên biên giới Hoành Mô, Quảng Ninh
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 9/2024 (từ ngày 23/9 đến 29/9/2024)
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics