Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất cần thiết, nếu muốn buôn bán lớn
Ông có nhận xét gì về việc thực hiện BHTDXK ở Việt Nam thời gian qua?
Năm 2010, Việt Nam thí điểm BHTDXK, cho phép 7 DN bảo hiểm được phép làm BHTDXK. Nhà nước cũng hỗ trợ 20% phí BHTDXK để DN XK làm quen với loại hình này. Nhưng DN Việt Nam không nắm rõ lợi ích của BHTDXK nên không có nhiều DN tham gia. Thực sự DN Việt Nam chưa hiểu được tầm quan trọng của BHTDXK, cho rằng phí bảo hiểm là phí không cần thiết, không nghĩ đến những rủi ro sẽ gặp phải.
Ngoài ra, các DN bảo hiểm thường ít khi làm bảo hiểm cho các hợp đồng riêng lẻ mà làm bảo hiểm toàn bộ hợp đồng XK của DN, theo đó DN BH sẽ phải điều tra tất cả các nhà NK của DN đó để đánh giá rủi ro của từng trường hợp cụ thể, từ đó đề xuất hợp đồng bảo hiểm toàn diện với mức phí, hạn mức cụ thể của từng nhà NK. Mức phí cho một hợp đồng toàn diện này thường rất hợp lý, khoảng 1‰ tổng giá trị các hợp đồng. Theo đó, sẽ có sự bảo lãnh toàn diện cho các hợp đồng XK của DN. Nhưng các DN Việt Nam chưa thông thạo điều này, nên họ thường tới các DN bảo hiểm đề xuất làm hợp đồng bảo hiểm cho một hợp đồng XK cụ thể, với trường hợp này, mức phí bảo hiểm sẽ rất cao, lên đến 2-3% tổng giá trị hợp đồng XK, dẫn đến hai bên không gặp được nhau.
Chưa kể, về phía các các DN bảo hiểm cũng không thông hiểu nhiều về BHTDXK nên người ta cũng không mặn mà gì để phát triển ngành này. Vì không có đủ kiến thức nên tư vấn cho DN không kỹ, dẫn đến DN không hào hứng với loại hình bảo hiểm này. BHTDXK vì thế không phát triển.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm, ông đánh giá như thế nào về tương lai của BHTDXK ở Việt Nam?
BHTDXK là vấn đề lớn đối với phát triển XK. Hiện Việt Nam chủ yếu dùng phương thức L/C để XK, như vậy là chỉ mới tiếp cận được 20% thương vụ XK trên thế giới. 80% thương vụ còn lại họ sử dụng phương tiện thanh toán khác, mà nếu muốn tiếp cận thì phải có BHTDXK.
Hiện nay XK của Việt Nam cũng như con gà đang mổ thóc ở mặt đất chứ chưa bay lên được trên bầu trời rộng lớn 80% kia. Như vậy, muốn tiếp cận các nhà NK lớn trên thế giới không có cách nào khác là phải qua BHTDXK. Nền ngoại thương Việt Nam nếu không phát triển BHTDXK thì không khi nào vươn lên được tầm của một cường quốc XK.
Tương lai BHTDXK ở Việt Nam sẽ rất hoành tráng nếu chúng ta biết cách làm. Nếu cơ quan chủ quản là Bộ Tài chính và các bộ, ngành, các cơ quan liên quan như các Hiệp hội, VCCI quyết tâm, nghiêm túc để phổ biến về loại hình bảo hiểm này cho cộng đồng DN thì BHTDXK ở Việt Nam sẽ phát triển, sẽ lôi kéo XK của Việt Nam đi lên.
Để các DN nhận thức rõ lợi ích của BHTDXK và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện BHTDXK cần có biện pháp gì, thưa ông?
BHTDXK rất cần thiết nếu muốn buôn bán lớn. Nếu không vận dụng tốt phương tiện BHTDXK này thì XK của Việt Nam vẫn chỉ lệt bệt trong số 20% thương vụ quốc tế dùng L/C mà thôi.
Vì vậy, theo tôi, Nhà nước, các tổ chức, các hiệp hội cần phải đẩy mạnh truyên truyền phổ biến kiến thức, vai trò, lợi ích của BHTDXK tới các DN, thông qua các hội thảo, từ đó hướng dẫn cho DN về lợi ích, về phương thức để các DN tiếp cận và sử dụng BHTDXK dễ dàng. Nếu trong giai đoạn thí điểm Nhà nước hỗ trợ cho DN 20% nhưng vẫn chưa có nhiều DN tham gia thì các cơ quan, ban ngành cần ngồi lại với nhau để tìm ra các phương thức, phương tiện để phát triển BHTDXK. Cần tạo mọi điều kiện cho XK Việt Nam phát triển, trong đó phải phát triển phương tiện bảo hiểm rủi ro thanh toán XK.
Về phía các DN XK cần chủ động tiếp cận với các chuyên viên tư vấn để từ đó có kiến thức đầy đủ về BHTDXK, có được những tư vấn tốt nhất. Bên cạnh đó, các DNXK, các DN bảo hiểm của Việt Nam cũng nên hợp tác với các DN bảo hiểm nước ngoài hoặc có thể thông qua các công ty môi giới bảo hiểm uy tín để được tư vấn tốt nhất, vì đó là những DN có nhiều kinh nghiệm, có nhiều dữ liệu về các đối tác NK và có thể đem đến cho DN XK mức phí bảo hiểm tối ưu nhất.
Theo danh mục các nhóm hàng khuyến khích BHTDXK (ban hành kèm theo Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ), đối tượng nhận hỗ trợ phí bảo hiểm là 2 nhóm hàng. Nhóm 1 gồm 9 mặt hàng nông thủy sản như: Thủy sản, gạo, cà phê, cao su, chè… Nhóm còn lại gồm 14 mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, dây điện và cáp quang... |
Tin liên quan
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform