Bất động sản vẫn “hút” nguồn vốn ngoại
Thị trường bất động sản ghi nhận những tín hiệu tích cực. Ảnh minh họa: S.T |
Báo cáo đánh giá mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thách thức và cơ hội, phản ánh sự biến động từ nền kinh tế toàn cầu và các chính sách điều chỉnh trong nước.
Tuy nhiên, bất động sản công nghiệp vẫn nổi lên như một điểm sáng, đặc biệt khi dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh. Các khu công nghiệp mới ở các tỉnh như Bắc Ninh, Bình Dương và Long An đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất và logistics.
Trong khi đó, bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng đang dần phục hồi tại các khu vực như Phú Quốc, Đà Nẵng và Nha Trang. Đặc biệt, phân khúc nhà ở được xem là tiềm năng nhất, thu hút đông đảo nhà đầu tư trên toàn thế giới tham gia.
Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch VARS cho biết, một trong những động lực tăng trưởng của thị trường bất động sản là trong giai đoạn gần đây, đã có nhiều nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường bất động sản. Từ năm 2023 đến 2024, nguồn vốn mới đã đổ vào thị trường; nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia đầu tư vào các dự án lớn tại TPHCM và Bình Dương, thúc đẩy sự phát triển của cả thị trường.
Chia sẻ về việc các nhà đầu tư FDI tham gia đầu tư vào các dự án lớn, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư FDI nhận thấy các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM là những đại đô thị với tiềm năng đầu tư rất hấp dẫn.
Một điểm sáng của thị trường là khu kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là các nhóm cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng với các khu công nghiệp và hạ tầng cảng biển. Đây là khu vực rất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế còn tập trung vào việc phát triển trung tâm dữ liệu, một phân khúc mà nhiều quốc gia đang nhắm đến khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Đối với hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), theo TS Sử Ngọc Khương hiện tại, do việc phát triển dự án mới còn chưa thuận lợi do vướng quỹ đất và pháp lý nên các nhà đầu tư nước ngoài đã hướng vào tài sản tạo ra dòng tiền để đầu tư, như tòa nhà văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ dịch vụ...
“Khẩu vị” của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện M&A tại Việt Nam vẫn hướng vào lĩnh vực bất động sản nhà ở, nhưng số lượng giao dịch rất hạn chế. Hiện chỉ có số ít nhà đầu tư từ Malaysia sở hữu một vài dự án.
Trong báo cáo quý 3/2024, đại diện Batdongsan.maibeta.com khẳng định, Bình Dương là tiêu điểm thị trường bất động sản phía Nam với nhiều động lực phát triển.
Đáng chú ý, mới đây liên danh Nhật Bản đã nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào vận hành khu nhà mẫu rộng 2.000m2. Điều này không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ mà còn khẳng định uy tín của chủ đầu tư trong việc thực hiện đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết. Đây cũng là dự án kỳ vọng có những đột phá mới vào thời điểm cuối năm 2024 khi cùng lúc sở hữu nhiều lợi thế.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện các nhà đầu tư FDI vẫn gặp khó khăn do vướng mắc về pháp lý và việc tiếp cận quỹ đất. Vì vậy, họ khó chen chân vào hai thị trường này, ngoại trừ trường hợp hợp tác với các doanh nghiệp trong nước.
Thị trường dành cho các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn nhưng cũng rất khó tiếp cận, ngoại trừ những dự án đã có từ lâu và đã hoàn thiện pháp lý 5-7 năm trước.
Do đó, theo các chuyên gia, việc ban hành các luật mới như Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trên thị trường bất động sản.
Theo đó, các quy định pháp luật mới này hứa hẹn sẽ cải thiện hiệu quả sử dụng đất, đơn giản hóa thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Tin liên quan
Đánh thuế đối với người sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ
11:11 | 19/10/2024 Kinh tế
Chặn “cò thổi giá”, nâng chất cho thẩm định giá đất
06:37 | 20/10/2024 Kinh tế
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại
10:44 | 17/10/2024 Kinh tế
Việt Nam đề nghị EU 5 nội dung về thúc đẩy tương lai xanh
16:04 | 21/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ: Ước cả năm 2024 có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
16:02 | 21/10/2024 Kinh tế
Loại hạt đắng có kết quả xuất khẩu “ngọt ngào”
15:48 | 21/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu rau quả gần cán mốc 6 tỷ USD
10:34 | 21/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu kỳ vọng đạt mốc 800 tỷ USD
08:04 | 19/10/2024 Kinh tế
Một mặt hàng xuất sang Trung Quốc tới hơn 90%
13:37 | 18/10/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD
11:06 | 18/10/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam nên "mạnh tay” hơn trong cải cách cơ cấu kinh tế
19:47 | 17/10/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Để ngỏ khả năng giảm lãi suất điều hành phù hợp
17:57 | 17/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Quốc hội bầu Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước
Bất động sản vẫn “hút” nguồn vốn ngoại
Hải quan Lạng Sơn nộp ngân sách 7,7 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (CV 7233)
Việt Nam đề nghị EU 5 nội dung về thúc đẩy tương lai xanh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan