Bộ Công Thương kiến nghị Thường trực Chính phủ thông qua 6 nội dung Quy hoạch điện VIII
Đề xuất loại bỏ 14.120 MW nhiệt điện than để đạt phát thải ròng bằng “0” | |
Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 18 tỷ m3 vào 2030 | |
Bộ Công Thương sẽ trình Quy hoạch điện VIII trong quý 1/2022 |
Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2030 khoảng 120.995-148.358 MW. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thứ nhất, về rà soát các dự án điện than, điện khí, Bộ Công Thương nêu rõ: việc không đưa một số dự án nhiệt điện than, khí (14.120 MW nhiệt điện than, 1.500 MW nhiệt điện khí) vào dự thảo Quy hoạch điện VIII đã được Bộ Công Thương báo cáo rõ tại Văn bản số 412/BCT-ĐL ngày 22/7/2022, phù hợp với đề nghị của các địa phương, kiến nghị của các chủ đầu tư. Do đó, cơ bản không có rủi ro về mặt pháp lý.
Một số chi phí của các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đã bỏ ra để khảo sát, chuẩn bị đầu tư dự án, các tập đoàn có trách nhiệm xử lý theo quy định.
Thứ hai, về các dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương kiến nghị tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư nhưng chưa vận hành với tổng công suất khoảng 2.428,42 MW.
“Việc đẩy lùi các dự án này ra sau năm 2030 có thể sẽ gặp phải những vấn đề về an ninh trật tự xã hội, rủi ro về mặt pháp lý và kinh phi đền bù cho các nhà đầu tư”, Tờ trình nêu rõ.
Trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các dự án này được tiếp tục triển khai trong giai đoạn đến năm 2030, tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2030 khoảng 148.358,5 MW đối với phương án phụ tải cao phục vụ điều hành.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng kiến nghị giãn tiến độ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất 4.136,25 MW (đã được Bộ Công Thương báo cáo tại Văn bản số 3787/BCT-ĐL ngày 4/7/2022) sang giai đoạn sau năm 2030.
Thứ ba, liên quan đến các chỉ tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tờ trình nêu rõ: Nghị quyết 55-NQ/TW có 3 chỉ tiêu liên quan đến điện.
Đó là, tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW; sản lượng điện đạt khoảng 550-600 tỷ kWh; đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045.
Quy hoạch điện VIII là một phần của Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia và đang dự kiến tổng công suất quy hoạch của các nguồn điện đến năm 2030 đạt 148.358 MW (gồm cả 2.428,42 MW nguồn điện mặt trời nếu được chấp thuận triển khai trước năm 2030).
Sản lượng điện đến năm 2030 khoảng 551,3-595,4 tỷ kWh và nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ ở mức 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045, cao hơn so với Nghị quyết 55-NQ/TW do giảm quy mô nhiệt điện than.
Bộ Công Thương nhận định rằng, Quy hoạch điện VIII cơ bản phù hợp, không vi phạm với mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW. Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ về vấn đề này.
Thứ tư, về cơ cấu nguồn đến năm 2030 trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương kiến nghị Thường trực Chính phủ xem xét thông qua đề án Quy hoạch điện VIII với cơ cấu nguồn đến năm 2030 như sau: tổng công suất các nhà máy điện (đã tính đến 2.428,42 MW công suất các dự án điện mặt trời sau khi đã rà soát nêu trên, đưa vào vận hành trước năm 2030) khoảng 120.995-148.358 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).
Trong đó, thủy điện (tính cả thủy điện nhỏ) đạt 26.795-28.946 MW, chiếm tỷ lệ 19,5-22,1%; nhiệt điện than 37.467 MW, chiếm tỷ lệ 25,3-31%; nhiệt điện khí (tỉnh cả nguồn điện sử dụng LNG) 29.880-38.980 MW, chiếm tỷ lệ 24,726,3%; năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) 21.666-35.516 MW, chiếm tỷ lệ 17,9-23,9%; nhập khẩu điện 3.937-5.000 MW, chiếm tỷ lệ 3,3-3,4%.
Thứ năm, về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 126/BC-ĐL ngày 21/7/2022 đề nghị Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.
Cụ thể, đối với các dự án chuyển tiếp, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cơ chế như Bộ Công Thương đã nêu tại Báo cáo số 17/BC-BCT ngày 27/1/2022 về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp: nhà đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đảm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong khung giá phát điện và hướng dẫn do Bộ Công Thương ban hành.
Với các dự án điện gió, điện mặt trời sẽ triển khai trong tương lai, Bộ Công Thương đề xuất và đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng cơ chế đàm phán giá điện và hợp đồng mua bán điện tương tự như nêu ở trên để đảm bảo tính đồng nhất của hành lang pháp lý với các dự án.
Với các dự án đã được công nhận vận hành thương mại, đề nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo để Bộ Công Thương có cơ sở hướng dẫn việc rà soát, xem xét lại hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các chủ đầu tư nhằm hài hoà lợi ích giữa bên bán - bên mua - người tiêu dùng điện và Nhà nước.
Thứ sáu, về quyết định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, theo Tờ trình, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 229/VPCPCN ngày 11/1/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Quyết định quy định thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Ngày 9/5/2022, Dự thảo Quyết định đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương để lấy ý kiến. Bộ Công Thương đang trong quá trình tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp,... để hoàn thiện Dự thảo Quyết định.
Ngoài ra, do có một số quy định mới sửa đổi nên Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp rà soát, có ý kiến về thẩm quyền ban hành thí điểm cơ chế này để Bộ Công Thương có cơ sở triển khai và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Tin liên quan
Giải pháp đảm bảo cung ứng điện khi nhu cầu tăng cao
23:10 | 24/04/2024 Kinh tế
Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG
20:57 | 07/12/2023 Kinh tế
Qua thanh tra về cung ứng điện: Nhiều cán bộ và lãnh đạo EVN đã bị kỷ luật
21:25 | 04/11/2023 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform