Bộ Giao thông vận tải lý giải nguyên nhân các dự án chậm tiến độ, đội vốn
6 dự án trọng điểm triển khai chậm tiến độ
Báo cáo Quốc hội về kết quả triển khai các công trình, dự án trọng điểm, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, bên cạnh các kết quả đạt được, tại một số công trình, dự án trọng điểm đang triển khai vẫn còn khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư không đáp ứng yêu cầu, cơ chế giải ngân phức tạp, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hạn chế, công tác lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu còn nhiều vướng mắc, các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng nói chung còn nhiều bất cập, chưa có nhiều cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án trọng điểm hoặc dự án cấp bách. Bên cạnh đó, do một số dự án lớn hơn 10.000 tỷ đồng khi điều chỉnh tổng mức đầu tư cần báo cáo Quốc hội thông qua do hình thành yếu tố quan trọng quốc gia... nên đã ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhiều dự án đang và sắp triển khai.
Cụ thể, hiện nay, còn 6 dự án trọng điểm đang triển khai chậm tiến độ gồm dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị. Công tác triển khai một số dự án mới cũng còn rất chậm như dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án thuộc cao tốc Bắc - Nam theo hình thức PPP...
Các công trình chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư gồm: Đường bộ chậm tiến độ có 1 dự án là cao tốc Bến Lức - Long Thành. Nhóm dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư có 5 dự án (3 dự án do TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư là dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương và 2 dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư là dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông là một trong các dự án bị chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Ảnh: Internet |
Vì sao bị đội vốn?
Theo Bộ GTVT, hầu hết các dự án trọng điểm đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp. Có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp…, dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, thời gian thực hiện bị kéo dài, điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư...
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan như: Biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; công tác xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án…
Bộ GTVT cũng cho rằng, nguyên nhân chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư tại các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư, tuy nhiên các yếu tố chủ quan khác, cũng là nguyên nhân chính gây ra việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư như: Chậm giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ tại nhiều dự án, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị.
Công tác quy hoạch tại một số địa phương chưa thực sự tốt, mất nhiều thời gian tham vấn, xin ý kiến cơ quan chuyên môn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án như tại dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi, công tác quy hoạch chi tiết 1/500 các ga Quốc gia Hà Nội, Giáp Bát, Gia Lâm, quy hoạch 1/2000 phân khu ga Hà Nội, phương án tuyến cầu vượt sông Hồng chậm phê duyệt cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ tại dự án.
Đề cập đến nguyên nhân chính của việc tăng tổng mức đầu tư, Bộ GTVT xác định là do chất lượng công tác lập, thẩm định dự án đầu tư. Đặc biệt đối với các dự án đường sắt đô thị, do chưa có kinh nghiệm với loại hình mới này nên tư vấn lập dự án tính toán tổng mức đầu tư chưa xác thực với tình hình thực tế, phải điều chỉnh nhiều nội dung thiếu sót và chưa phù hợp trong thiết kế cơ bản ban đầu, ngoài ra là yêu cầu điều chỉnh quy mô đầu tư dẫn đến tình trạng tăng tổng mức đầu tư. Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, tư vấn thực hiện dự án.
Đồng thời, cơ chế thực hiện các dự án (đặc biệt là các dự án ODA) còn bất cập do kế hoạch vốn ODA hàng năm không được bố trí đủ làm chậm trễ thanh toán cho các nhà thầu, tình trạng thiếu vốn đối ứng kéo dài dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng; công tác, đấu thầu lựa chọn nhà thầu gặp nhiều vướng mắc, khó khăn do các ràng buộc phức tạp quy chế đấu thầu của các nhà tài trợ; một số công trình hình thành yếu tố quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư lớn hơn 10.000 tỷ đồng, kéo theo quy trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án thường mất nhiều thời gian do Chính phủ phải xem xét, báo cáo Quốc hội thông qua trước khi phê duyệt điều chỉnh…
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy mối quan hệ giữa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu
16:40 | 28/08/2024 Tài chính
Cả nước có 998 dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng
16:50 | 22/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics