Bộ NN&PTNT nói gì về việc giá phân bón liên tục tăng cao?
Áp thuế đường Thái, tăng giá phân bón "nóng" họp báo Bộ Công Thương | |
Tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu |
Dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục giữ ở mức cao từ nay đến cuối năm. Nguồn: Internet |
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón đã tăng phi mã trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá phân DAP, urê, kali.
Số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, giá DAP trong tháng 4/2021 đã tăng tới 54% so với tháng 9/2020, trong khi đó giá phân urê tăng 62%, kali tăng 45%.
Nguyên nhân chính khiến giá phân bón tại Việt Nam tăng cao xuất phát từ việc giá nguyên liệu sản xuất phân bón trên thế giới tăng mạnh, thậm chí có những nguyên liệu chính sản xuất phân DAP như lưu huỳnh tăng tới 60% so với thời điểm tháng 9/2020.
Xung quanh câu chuyện giá phân bón tăng cao, trao đổi với báo chí mới đây, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn. Giá phân bón tăng mạnh từ đầu năm đến nay là do tác động từ thị trường phân bón thế giới.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp buộc một số nhà máy sản xuất phân bón trên thế giới phải đóng cửa. Những nhà máy còn hoạt động trong điều kiện dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế hơn. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, có những loại như amoniac, lưu huỳnh tăng tới 50 - 120% so với cùng kỳ năm trước.
Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật thông tin thêm, dịch bệnh Covid-19 khiến logistics đứt gãy nhiều công đoạn, chi phí tăng cao, cước phí vận chuyển tăng 3 - 5 lần khiến đội giá phân bón lên. “Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng việc phân phối phân bón còn bất cập, tạo ra khan hiếm giả ở một số nơi”, ông Hoàng Trung nói.
Trước tình hình giá phân bón tăng cao, ngay từ đầu tháng 4/2021, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật đánh giá lại tình hình sản xuất, giá phân phối các sản phẩm phân bón để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.
"Chúng tôi yêu cầu các nhà máy sản xuất tối đa công suất, công khai niêm yết giá phân bón, yêu cầu doanh nghiệp trong thời gian này không xuất khẩu phân bón. Các doanh nghiệp cũng cam kết chung tay, đồng hành cùng người dân không làm ảnh hưởng đến sản xuất", lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.
Nguồn phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân luôn được đảm bảo. Việc giá phân bón tăng chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
Cũng theo ông Hoàng Trung, nếu so sánh giá phân bón của các doanh nghiệp sản xuất trong nước với giá phân bón nhập khẩu thì phân bón sản xuất trong nước vẫn rẻ hơn nhiều. Ví dụ, phân DAP do doanh nghiệp trong nước sản xuất giá chỉ 9,5 - 10,5 triệu đồng/tấn, trong khi giá phân bón nhập khẩu là 14,5 triệu đồng/tấn.
Trước tình hình đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản hướng dẫn người dân căn cứ vào tính chất cây trồng, mùa vụ mà sử dụng phân bón tiết kiệm, sử dụng theo nguyên tắc "5 đúng". Ngoài ra, Cục khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ để có sản phẩm an toàn, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái đất.
Được biết, hiện năng lực sản xuất phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp đang rất tốt, năm 2020 đạt 2,63 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu của người dân với phân bón hữu cơ cũng ngày một tăng.
Tin liên quan
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống
10:25 | 24/09/2024 An ninh XNK
Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 29,2 tỷ USD trong nửa đầu năm
20:56 | 28/06/2024 Kinh tế
Giảm hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản
13:50 | 09/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Liên tiếp bắt giữ các đối tượng vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
(TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN) “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics