Các nước Đông Âu bị đánh giá chưa hội nhập đầy đủ vào EU
Dân số giảm, nhiều nước Đông Âu đang trên bờ diệt vong |
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Irish Times). |
Ngày 1/5/2004 được coi là ngày quan trọng trong lịch sử của Liên minh châu Âu (EU), khi diễn ra đợt mở rộng chưa từng có của liên minh này với sự gia nhập của 10 thành viên mới, chủ yếu là các nước Đông Âu: Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Slovenia, Cộng hòa Cyprus và Malta.
Dù nhiều nước thành viên đã được hưởng lợi từ sự gia nhập này, song nhiều nhà bình luận chính trị châu Âu cho rằng, các quốc gia Đông Âu vẫn chưa hội nhập một cách đầy đủ vào EU.
Nhật báo Hungary Népszava đã nêu ra những sai lầm mà nước này hay nước kia gặp phải khi mở rộng EU sang phía Đông. Trong bài báo có nhan đề “Tất cả mọi người đã muốn đi quá nhanh,” nhà báo Robert Friss viết: “Đó là sai lầm của phương Tây, có lẽ đã hấp tấp khi mời gọi các quốc gia hậu Xô viết gia nhập EU. Đó cũng là sai lầm của giới tinh hoa Hungary khi đã nuôi quá nhiều kỳ vọng vào việc này.
Đó là sai lầm của dân tộc Hungary khi đã quá mong chờ một sự thích ứng quá nhanh, đặc biệt là đối với mức sống của phương Tây. Không một ai đưa ra một biện pháp thực sự giúp các quốc gia Trung và Đông Âu khắc phục nhanh chóng những khó khăn do lịch sử để lại.”
Nhật báo của Cộng hòa Séc Hospodářské noviny đã tỏ ra tiếc nuối vì sự thiếu tầm nhìn chính trị của người dân nước này. Trong bài báo nhan đề “Người Séc còn quá nhiều điều phải học,” nhà báo Martin Ehl viết : “Đa số người Séc còn thiển cận và chỉ quan tâm tới điều có thể mang lại cho họ lợi ích ngay lập tức. Vào đầu những năm 1990, đó là việc mở cửa biên giới, thị trường tự do và thực hiện dân chủ. Kể từ khi thế giới trở nên phức tạp hơn, người ta đi tìm một lãnh đạo hứa hẹn với họ thực hiện tất cả các giải pháp… Người Séc cũng như các dân tộc khác (ở các nước Đông Âu) cần phải học tham gia vào chính trị và dân chủ của phương Tây, vì tương lai, sự phát triển và tự do của chính họ. Những năm qua chưa đủ để họ đạt được điều này.”
Nhật báo của Áo Der Standard cho rằng việc EU đón nhận 10 quốc gia Trung và Đông Âu là một quyết định dũng cảm.
Trong bài viết nhan đề “Bằng chứng của một tầm nhìn về địa chính trị dài hạn,” nhà báo Gerald Schubert nhận định: “Nếu năm 2004, châu Âu thiếu dũng cảm bỏ lỡ cơ hội mở rộng EU, thì nay khối này có lẽ đã phải chuốc lấy nguy cơ về một sự chia rẽ thường trực. Điều này có thể làm xuất hiện một ‘tấm rèm sắt’ hoặc một cuộc xung đột dữ dội. Việc mở rộng EU cách đây 15 năm đã giúp chúng ta tránh được kịch bản tồi tệ này.”
Báo 15min của Lithuania kêu gọi một chính sách của EU hỗ trợ công dân của các nước Trung và Đông Âu đang sinh sống tại Tây Âu trở về quê hương. Trong bài viết có nhan đề “Tây Âu cần ‘trả lại’ cho các nước Đông và Trung Âu các công dân đã bỏ xứ ra đi,” nhà báo Ruslanas Iržikevičius bình luận: “Những người Đông Âu đã nếm trải cuộc sống tại Tây Âu, có thể thúc đẩy những thay đổi tại các quốc gia thành viên mới của EU này….
Sự ‘di trú ngược’ này chỉ có thể diễn ra nếu người Tây Âu hiểu rằng người Đông Âu đã mang lại cho Tây Âu một sự cất cánh về kinh tế, thì từ nay họ sẽ trở nên cần thiết tại đất nước của mình…
Các nước Trung và Đông Âu sẽ có những thành phố và làng mạc đẹp đẽ nhờ vào sự phát triển về cơ sở hạ tầng thông qua nguồn vốn của EU”.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform