Cần thêm chế tài để thúc đẩy công khai ngân sách
Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách. Ảnh: ST |
Điểm mấu chốt thúc đẩy công khai ngân sách
Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách.
Điểm xếp hạng của Việt Nam trong khảo sát OBS 2023 ở cả 3 trụ cột minh bạch, sự tham gia của công chúng và giám sát ngân sách đều tăng so với OBS 2021 và cao hơn điểm trung bình toàn cầu.
Ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trong quá trình kiểm toán, KTNN cũng sẽ kiểm toán việc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ về công khai ngân sách của các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, khi chỉ ra việc không tuân thủ thì các kết luận và kiến nghị sẽ như thế nào cũng là vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Liên quan đến vấn đề chưa có chế tài đối với những đơn vị, địa phương không công khai ngân sách, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm khi sửa Luật NSNN sắp tới. |
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, có 3 yếu tố giúp công khai ngân sách được cải thiện.
Trong đó, điểm mấu chốt là khung khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện bằng việc ban hành Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017.
Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn về công khai ngân sách đối với các cấp chính quyền cũng như đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ.
Theo đó, Luật NSNN năm 2015 đã quy định rõ ràng và khá toàn diện nội dung, phạm vi, quy trình, mẫu biểu cũng như thời gian thực hiện việc công khai, minh bạch ngân sách, từ các dự toán Chính phủ trình Quốc hội, dự toán UBND trình HĐND, các báo cáo về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trong quý, 6 tháng, 9 tháng đến các vấn đề liên quan đến báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Bên cạnh khuôn khổ pháp lý, góp phần làm cho chỉ số công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam được cải thiện là ý thức tổ chức thực hiện.
Bộ Tài chính đã tuân thủ rất nghiêm quy chế công khai, minh bạch ngân sách. Khi thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán hằng năm, Bộ Tài chính đều đăng công khai.
Sau khi Quốc hội biểu quyết dự toán ngân sách năm, Bộ cũng tiếp tục công khai đúng thời hạn quy định. Trong quá trình điều hành, hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, Bộ Tài chính đều có báo cáo công khai ngân sách để đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đồng thời, đôn đốc các địa phương tuân thủ tốt hơn quy định về công khai ngân sách. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm tốt để quản lý ngân sách, giúp thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách.
Cần chế tài đối với việc không công khai ngân sách
Bên cạnh các kết quả tích cực, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), sự tham gia của công chúng vào quá trình này tại Việt Nam còn thấp, mới đạt 19/100, dù vẫn cao hơn so với bình quân chung của thế giới (15/100).
Lí giải điều này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, khảo sát trong năm 2024 của Bộ Tài chính tại 9 địa phương về tình hình công khai ngân sách cho thấy, dù các quy định về công khai ngân sách đã đầy đủ nhưng dường như thông tin được ban hành chưa thực sự phù hợp, sát đúng với nhu cầu của bà con, đặc biệt là bà con ở cấp thôn bản.
Do đó, tới đây, các cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, đối tượng, từng cấp.
Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính, ngân sách là lĩnh vực hẹp, người có nghề mới đọc và hiểu được, đa phần những tài liệu công khai này dường như mới chỉ đến những người làm công tác nghiên cứu. Hơn nữa, còn có tình trạng chậm, muộn và không đầy đủ trong việc công khai thông tin theo quy định hoặc chỉ công khai số liệu mà không thuyết minh.
Theo ông Nguyễn Minh Tân, khuôn khổ pháp luật về công khai, minh bạch ngân sách tương đối đầy đủ, quyết tâm của các cấp đều có nhưng vẫn có đơn vị chưa thực hiện công khai, minh bạch ngân sách do thiếu chế tài. Do đó, tới đây, khi sửa đổi toàn diện Luật NSNN, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để có thể đưa chế tài về vấn đề này vào trong Luật.
Nhấn mạnh sự cải thiện trong việc công khai ngân sách thông qua kết quả giám sát của KTNN, ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, trong 2 năm gần đây, KTNN công khai danh mục các đơn vị cũng như các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Nhờ đó, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán có nhiều tiến bộ. Nếu trước đây, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán khoảng 70% thì giai đoạn gần đây, tỷ lệ này là 75-80%; đặc biệt năm 2023, tỷ lệ thực hiện kiến nghị lên đến 87%.
Theo ông Vũ Ngọc Tuấn, các đối tượng tiếp cận, sử dụng báo cáo kiểm toán cần được phân nhóm, phân loại.
Ví dụ, đối với đơn vị được kiểm toán, KTNN phải cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả kiểm toán để đơn vị đó nắm được và chấn chỉnh, sửa đổi, khắc phục những hạn chế, bất cập của mình hoặc phải gửi đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước.
Hoặc khi công khai một vấn đề, chẳng hạn như công khai về quản lý, sử dụng xe công, bên cạnh việc đưa ra đánh giá đơn vị sử dụng vượt định mức xe như thế nào, cần phải giải trình, minh bạch thông tin liên quan để người tiếp cận hiểu rõ vấn đề đó.
Tin liên quan
Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc
08:19 | 21/10/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý tài sản công
07:34 | 21/10/2024 Tài chính
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
14:51 | 21/10/2024 Thuế - Kho bạc
Hộ kinh doanh có thể chọn mô hình hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền phù hợp
09:57 | 20/10/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
08:03 | 19/10/2024 Tài chính
Gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
14:39 | 18/10/2024 Tài chính
Nguồn lực của ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ
14:27 | 18/10/2024 Tài chính
Tiền thuê đất tăng không vượt quá tỷ lệ quy định cho từng giai đoạn
14:11 | 18/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hợp lý khi các quy định tại "1 luật sửa 7 luật" được thi hành
19:39 | 17/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
16:40 | 17/10/2024 Tài chính
Cải cách Thuế - Hải quan: Nỗ lực kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp
10:53 | 17/10/2024 Tài chính
Kỳ vọng dòng tiền ngoại sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán
08:00 | 17/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Thách thức trong việc hồi sinh dự án đình trệ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
Cần rà soát, hoàn thiện cơ chế ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
BYD thách thức các đối thủ trong cuộc đua xe điện toàn cầu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan