Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý tài sản công
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định các nội dung khác về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất giữa các pháp luật.. Ảnh: VNN |
Chưa bảo đảm thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Chia sẻ về những bất cập trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hiện nay, bà Trần Diệu An, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, các bộ, cơ quan trung ương, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quy định phân cấp thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công.
Đáng chú ý, dự thảo Luật sửa đổi quy định thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo hướng giao bộ, cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh quy định thẩm quyền phê duyệt Đề án để tăng tính chủ động, phù hợp với thực trạng tài sản và yêu cầu quản lý tài sản công. |
Việc phân cấp thẩm quyền được các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo loại tài sản, theo giá trị của tài sản, theo mức độ tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị,… và được phân cấp cho nhiều đối tượng khác nhau như: UBND cấp tỉnh, huyện, xã; chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã; giám đốc sở, ngành, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh; thủ trưởng cơ quan nhà nước, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập,…
Quá trình thực hiện các quy định về phân cấp của bộ, cơ quan trung ương, địa phương cho thấy phù hợp với thực tiễn, sát với yêu cầu quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương, địa phương.
Tuy nhiên, việc phân cấp nêu trên hiện nay chưa bảo đảm thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương do Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định HĐND cấp tỉnh chỉ phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới.
Bên cạnh đó, luật hiện hành quy định “cứng” thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Quy định này đã hạn chế tính chủ động của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị cấp dưới trong việc khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập; thời gian ra quyết định phê duyệt Đề án bị kéo dài do phải qua nhiều khâu trung gian; đồng thời, thiếu sự đồng bộ với quy định về thẩm quyền áp dụng cho các hành vi khác liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (mua sắm, thuê, bán, điều chuyển, thanh lý,…).
Đồng thời, chưa có quy định cụ thể để phân định việc áp dụng giữa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các luật có liên quan như: Luật Đất đai, các luật về tài nguyên và pháp luật khác dẫn đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật.
Nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công
Tại dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, sửa đổi quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại Điều 39 theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm ban hành định mức chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công gắn với việc xác định cụ thể căn cứ ban hành định mức làm cơ sở để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, bổ sung đối tượng áp dụng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tương tự như chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội.
Cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đồng thời, sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 26 theo hướng phân quyền cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (đối với tài sản chưa được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức), trừ tài sản là vật tiêu hao không phải ban hành tiêu chuẩn, định mức.
Liên quan đến việc áp dụng pháp luật giữa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các văn bản quy phạm pháp luật khác, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công tập trung vào những vấn đề bất cập, có tác động tức thì.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật đã bám sát theo các nhóm chính sách tại hồ sơ lập đề nghị xây dựng dự án, trong đó có chính sách về việc áp dụng pháp luật giữa Luật Quản lý, sử dụng tài sản công với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Theo đó, dự thảo Luật cũng bổ sung quy định các nội dung khác về quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất giữa các pháp luật.
Đồng thời, bổ sung quy định việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc quản lý, sử dụng tài sản công tại DN được thực hiện theo các quy định có liên quan, không phải thực hiện sắp xếp lại theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Tin liên quan
Gấp rút hoàn thiện dự thảo nghị định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công
14:39 | 18/10/2024 Tài chính
Công đoàn ngành Hải quan đạt giải Nhì Hội thi cắm hoa kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam
15:20 | 16/10/2024 Hải quan
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Hộ kinh doanh có thể chọn mô hình hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền phù hợp
09:57 | 20/10/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
08:03 | 19/10/2024 Tài chính
Nguồn lực của ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ
14:27 | 18/10/2024 Tài chính
Tiền thuê đất tăng không vượt quá tỷ lệ quy định cho từng giai đoạn
14:11 | 18/10/2024 Tài chính
Đảm bảo hợp lý khi các quy định tại "1 luật sửa 7 luật" được thi hành
19:39 | 17/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Thuế xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
16:40 | 17/10/2024 Tài chính
Cải cách Thuế - Hải quan: Nỗ lực kiến tạo vì sự phát triển của doanh nghiệp
10:53 | 17/10/2024 Tài chính
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Đảm bảo hài hòa lợi ích trong điều hành giá mặt hàng thiết yếu
13:30 | 16/10/2024 Tài chính
Sẽ thanh kiểm tra nếu phát hiện chênh lệch lớn giá nhập khẩu trang thiết bị y tế
10:29 | 16/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Phần mềm quản lý thông tin khách xuất nhập cảnh “đánh” trúng đối tượng rủi ro
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý tài sản công
Phòng vệ thương mại: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp Việt
Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính sách thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu tại chỗ
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics