Cơ sở pháp lý cho việc thu, nộp, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài
Các DN nước ngoài phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam thông qua hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. |
Quản lý thuế đối với DN nước ngoài phù hợp thông lệ quốc tế
Thực tiễn gần đây cho thấy, với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh tế số xuyên biên giới, nhiều DN nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không cần thông qua bất kỳ địa điểm hay cơ sở đại diện nào tại Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, việc chỉ dựa vào sự hiện diện vật lý của cơ sở thường trú như quy định hiện hành để làm căn cứ cho việc thu thuế có thể tiềm ẩn nguy cơ gây xói mòn cơ sở thuế. Gần đây, tại Luật Quản lý thuế số 39/2019/QH14 cũng đã bổ sung một nguyên tắc trong quản lý thuế là “bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế”.
Bộ Tài chính cho biết, theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế, quyền đánh thuế được chia sẻ giữa quốc gia nơi DN cư trú và quốc gia nơi DN phát sinh thu nhập; giữa quốc gia nơi DN cư trú và quốc gia nơi DN có cơ sở thường trú. Theo OECD, khái niệm cơ sở thường trú “truyền thống” với yêu cầu về “hiện diện vật lý” không còn phù hợp với các mô hình kinh doanh ngày nay. Nếu trước đây, cơ sở thường trú cần có sự hiện diện vật chất (như văn phòng đại diện, chi nhánh, nhà xưởng...) thì với sự phát triển của kinh tế số, nhiều hoạt động kinh doanh không còn dựa vào sự hiện diện vật lý và việc xem xét áp dụng quyền đánh thuế theo cơ sở thường trú đã phát sinh vướng mắc, bất cập. Nếu cơ sở thường trú không bao hàm hoạt động kinh tế số, TMĐT xuyên biên giới thì trong quá trình thực hiện dễ có sự tranh chấp.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số quốc gia đã điều chỉnh các quy định của pháp luật về thuế TNDN để phù hợp với bối cảnh TMĐT xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ. Đơn cử, Indonesia đã đưa ra quy tắc thiết lập quyền đánh thuế đối với các cơ sở thường trú ảo vào năm 2020; Malaysia quy định tất cả thu nhập giao dịch thương mại điện tử được coi là có nguồn gốc ở Malaysia vào năm 2019;… Ngoài ra, tại Nghị quyết số 107/2023/QH15 cũng đã quy định cụ thể về người nộp thuế trong trường hợp áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, để thực hiện thu, nộp, quản lý thuế đối với DN nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo các hình thức kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời, đảm bảo bao quát được đối tượng nộp thuế là các DN đang chịu sự điều chỉnh của chính sách thu thuế TNDN bổ sung theo Nghị quyết số 107/2023/QH15, góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế, tại Điều 2 dự thảo Luật thuế TNDN đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về người nộp thuế.
Theo đó, tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 2 dự thảo Luật, cơ quan soạn thảo quy định chi tiết về các đối tượng người nộp thuế là DN, đơn vị sự nghiệp trên cơ sở luật hóa quy định đang được thực hiện ổn định tại các văn bản dưới Luật, đồng thời, chỉnh sửa một số câu chữ cho phù hợp, đảm bảo minh bạch của chính sách.
DN nước ngoài phải nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam
Đáng chú ý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về người nộp thuế trong trường hợp DN nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế có hoặc không liên quan đến cơ sở thường trú, thu nhập từ hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh số, đồng thời, giao trách nhiệm cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể việc nộp thuế TNDN trường hợp này cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn.
Cụ thể, tại điểm d khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật quy định: DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, bao gồm cả thu nhập từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo các hình thức kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh. Chính phủ quy định cụ thể việc nộp thuế TNDN của DN nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam quy định tại điểm này.”.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng bổ sung quy định việc tuân thủ điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác về cơ sở thường trú nhằm đảm bảo phù hợp với Luật Điều ước quốc tế cũng như việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế có liên quan. Theo đó, dự thảo Luật quy định, trường hợp Hiệp định, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về cơ sở thường trú khác với quy định tại Luật này thì cơ sở thường trú được xác định theo quy định của Hiệp định, Điều ước quốc tế đó.
Đồng thời, Dự thảo cũng bổ sung quy định DN thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 107/2023/QH15 của Quốc hội là người nộp thuế TNDN theo hướng: đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, nộp thuế TNDN bổ sung được xác định theo Chương IV của Luật này, trừ các trường hợp tổ chức của chính phủ; tổ chức quốc tế; tổ chức phi lợi nhuận; quỹ hưu trí; quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao; tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nói trên và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi, bổ sung nêu trên sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch của chính sách, tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế; đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện thu, nộp, quản lý thuế đối với DN nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo các hình thức kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời, đảm bảo bao quát được đối tượng nộp thuế là các DN đang chịu sự điều chỉnh của chính sách thu thuế TNDN bổ sung theo Nghị quyết số 107/2023/QH15.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform