Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải sẽ có cơ chế đặc thù?
Nghiên cứu mở thêm tuyến giao thông thủy kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Cái Mép để tạo thuận lợi cho việc xuất nhập các mặt hàng chủ lực của khu vực đến châu Âu và Hoa Kỳ. Ảnh: Internet. |
Đẩy nhanh tiến độ đề án thành lập Trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung
Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, hệ thống cảng nước sâu Cái Mép đã trở thành 1 trong 19 cảng nước sâu trên thế giới có thể tiếp nhận được tàu lớn nhất thế giới, năng xuất bốc xếp, chất lượng dịch vụ đã được công nhận vào loại dẫn đầu khu vực và thế giới.
Với điều tự nhiên và địa lý lý tưởng: nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế; điều kiện mớn nước sâu đủ khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn, không bị ảnh hưởng bởi sóng gió, khai thác được quanh năm, không sa bồi; gần các trung tâm hàng hóa xuất nhập khẩu lớn,... với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm như hiện nay thì việc quy hoạch, đầu tư cho hệ thống cảng nước sâu lại càng trở lên cấp thiết để phục vụ cho xuất nhập khẩu và cắt giảm chi phí logistics.
Theo Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), để định hướng phát triển hệ thống cảng nước sâu Cái Mép nhanh chóng trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới kết nối hàng hải toàn cầu, phát huy tối đa mọi nguồn lực để hệ thống cảng nước sâu Cái Mép có thể vươn tầm xứng đáng trở thành một trong những cụm cảng trọng điểm quốc gia xứng tầm thế giới, cần xem xét, quy hoạch lại tuyến bến cho một số cảng như Gemalink, Cái Mép Hạ, cảng trung tâm logistics là những cảng đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai đến 2050 nhằm tận dụng tối đa mặt nước, chiều sâu tự nhiên của cảng.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án thành lập Trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung và địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung để giải phóng hàng hóa nhanh chóng ra khỏi cảng xếp dỡ/trung chuyển, nhằm tăng khả năng tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Việc quy hoạch các bến cảng cần đồng bộ với phát triển hệ thống các khu dịch vụ hậu cần sau cảng (hệ thống cảng cạn, kho bãi, dịch vụ logistics...) và có quỹ đất dự trữ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Phải gắn quy hoạch cảng với quy hoạch các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế của vùng và địa phương có cảng.
Chính sách ưu tiên dành cho đội tàu feeder nội địa
Ngoài ra, VISABA cũng cho rằng cần có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các depot container rỗng, bãi tập kết hàng hóa, phương tiện để tránh tình trạng container hàng thì giao nhận tại Cái Mép, container rỗng thì giao nhận tại khu vực TPHCM như hiện nay. Sớm nghiên cứu triển khai mô hình Khu phi thuế quan (free trade zone) tại khu vực cảng Cái Mép, đây là cơ sở bền vững để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh khai thác cảng nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nói chung.
Nghiên cứu mở thêm tuyến giao thông thủy kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Cái Mép để tạo thuận lợi cho việc xuất nhập các mặt hàng chủ lực của khu vực đến châu Âu và Hoa Kỳ như thủy hải sản, nông sản... giảm tải cho khu vực TPHCM, phát huy vai trò của hệ thống cảng nước sâu.
Về chính sách, VISABA cũng đề xuất các chính sách ưu tiên dành cho đội tàu feeder nội địa chuyên chở hàng hóa từ các cảng trong nước (như khu vực Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn) và từ các nước trong khu vực (như Philippine, Thái Lan, Campuchia) đến làm hàng tại khu vực Cái Mép Thị Vải như phí, thủ tục, cảng phí... Cũng như tiếp tục giảm phí trọng tải cho các tàu lớn như hiện nay.
Về phí, thuế, giá, VISABA cho rằng, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống hạ tầng sau cảng như trung tâm logistics, depot... như giá cho thuê đất, các khoản vay ưu đãi, thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân...
Đặc biệt là cần có các chính sách đặc thù để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp cảng biển nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo nguồn lực để tăng cường đầu tư và tái đầu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa hệ thống cảng biển quốc gia, trước mắt cần kịp thời điều chỉnh giá bốc xếp container cho hàng xuất nhập khẩu tại các cảng biển nước sâu Cái Mép ngang bằng với khu vực. Hiện nay giá bốc xếp container 20” ở mức 52 USD/20’ là rất thấp, chỉ bằng 50% khu vực trong khi mức đầu tư của chúng ta cũng giống như các nước.
Theo VISABA, việc điều chỉnh giá bốc xếp tại đây cũng là thu lại một phần THC (Phụ phí xếp dỡ tại cảng - PV) mà hãng tàu đang thu từ chủ hàng Việt nam và cước vận tải biển đã tăng 7-8 lần trong thời gian vừa qua, nên cần điều chỉnh tăng biểu giá lên 20% và các năm sau tăng mỗi năm 10% cho đến khi bằng 80-90% giá cảng biển trong khu vực.
Thống kê sản lượng container thông qua hệ thống cảng nước sâu Cái Mép: năm 2017 là 2,5 triệu Teu; năm 2018 là 2,8 triệu Teu; năm 2019 là 3,5 triệu Teu; năm 2020 là 4,3 Teu. Dự kiến năm 2021 sẽ là 5,6 triệu Teu dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. |
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics