Đại biểu Quốc hội đề nghị thêm cơ chế để dùng quỹ bình ổn giá linh hoạt
Cần tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, quyền tự định đoạt về giá
Trước đó, theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Giá (sửa đổi), sau 9 năm thực hiện, Luật Giá đã đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời cũng phát sinh tồn tại, hạn chế, nhất là tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành khác có quy định về giá. Vì thế, để thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước, Luật Giá phải quy định đúng đắn, hợp lý về vai trò quản lý nhà nước; đồng thời khắc phục những vướng mắc về thể chế, những lỗ hổng chính sách; những bất hợp lý của hệ thống pháp luật đang cản trở quá trình phát triển; tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, công khai thông tin doanh nghiệp; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Tại các phiên thảo luận, góp ý về dự thảo Luật Giá (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đều đồng tình và nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Luật Giá (sửa đổi), bởi đây là đạo luật gốc về quản lý giá, có chức năng quy định những nguyên tắc căn bản trong quản lý nhà nước về giá; quy định các biện pháp, mức độ kiểm soát, điều tiết từ phía Nhà nước và liên quan đến nhiều luật khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận tổ tại Quốc hội ngày 7/11. Ảnh: H.Dịu |
Cho ý kiến tại phiên họp tổ, Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật cần đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quy luật kinh tế thị trường, quyền tự định đoạt về giá. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Báo cáo tổng kết thi hành luật có một số căn cứ, cơ sở pháp lý cũng chưa thật đầy đủ, nhất là việc đánh giá những bất cập, hạn chế và nguyên nhân; nên cần cập nhật, nghiên cứu thêm để tránh việc giải quyết được khó khăn vướng mắc này thì lại phát sinh ra khó khăn vướng mắc khác.
Góp ý cho dự án Luật Giá (sửa đổi), theo đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu), việc quản lý giá hiện đang có rất nhiều luật liên quan điều chỉnh, nên đề nghị đảm bảo tính thận trọng, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đồng thời cần tiếp tục rà soát, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo với các luật liên quan, bảo yêu cầu công khai, minh bạch, ổn định và thống nhất trong quản lý, điều hành giá.
Cũng tại phiên thảo luận, trao đổi về Luật Giá (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, những ách tắc về giá hiện nay chủ yếu là những hướng dẫn tại các nghị định, thông tư mang tính chuyên ngành.
Chẳng hạn, Thông tư số 14/2020/TT-BYT quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập; Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc lại các cơ sở y tế công lập do Bộ Y tế chủ trì nên đến nay đang là nút thắt trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế, việc sửa đổi do Bộ Y tế thực hiện. Hay Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất… cũng có nhiều vấn đề đang được các địa phương kiến nghị sửa đổi nhưng chưa thực hiện được.
Do đó, từ những bất cập nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị, khi quy định trong Luật, Bộ Tài chính nên chủ trì việc tham mưu, hướng dẫn ban hành quy định quản lý nhà nước về giá; tổ chức thanh kiểm tra, giám sát về giá; thẩm định vấn đề có tính chất liên ngành, tái đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Chính phủ giao… Các bộ, ngành khác quản lý vấn đề về giá hàng hóa, dịch vụ do bộ, ngành đó quản lý.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần phải tách nội dung xây dựng và thực thi pháp luật, thì việc ban hành pháp luật cũng nhanh và thực thi pháp luật cũng nhanh.
Đảm bảo ổn định giá và không đứt gãy nguồn cung
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã đề xuất danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá sẽ được giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết trên cơ sở các nguyên tắc chặt chẽ được quy định tại Luật. Đồng thời, tăng cường phân công, phân cấp, rõ trách nhiệm trong việc triển khai bình ổn giá trên phạm vi cả nước và trên địa bàn. Tuy nhiên theo đại biểu Nguyễn Thị Yến, hiện tại, Dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Yến đề nghị trong quá trình rà soát, Ban soạn thảo phải đánh giá được “tác động của hàng hóa, dịch vụ” thì mới đưa vào danh mục bình ổn giá vì bình ổn giá được xác định là một biện pháp nhằm ứng phó với những biến động bất thường của giá cả trong những bối cảnh kinh tế xã hội nhất định.
Có ý kiến trái chiều về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) cho rằng, việc giao Chính phủ quy định về danh mục bình ổn giá có vẻ như sẽ thuận lợi, linh hoạt nhưng thực tế khi bắt tay vào thực hiện sẽ phát sinh nhiều vướng mắc, có vấn đề tự Chính phủ không thể quyết định được.
Đại biểu dẫn chứng trong quản lý giá xăng dầu, bình ổn giá thông qua điều hòa cung cầu, xuất nhập khẩu, tài chính tiền tệ… nhưng thực tế việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu chưa thực sự linh hoạt. Do đó, vị này đề nghị không nên quy định giao Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá và giá tham chiếu. Ngoài ra, đại biểu Huân cũng nhấn mạnh, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cần khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”, Luật cũng cần có thêm cơ chế để việc dùng quỹ bình ổn giá một cách linh hoạt.
Liên quan tới quỹ bình ổn giá, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) thống nhất việc cần phải có đánh giá toàn diện về việc thực hiện để nghiên cứu đưa vào luật. Với quỹ bình ổn xăng dầu nên tiếp tục duy trì, nhưng trong quy định sử dụng quỹ này cần phải làm rõ công khai minh bạch cơ chế giám sát chặt chẽ, đảm bảo điều hòa sử dụng.
Bên cạnh đó, cho ý kiến về danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh việc đưa mặt hàng kiểm soát do Nhà nước định giá là cần thiết nhằm bình ổn giá, nhưng điều quan trọng hơn là phải đảm bảo nguồn cung ứng, không để xảy ra đứt gãy. Đại biểu cho rằng trong quá trình quản lý, điều hành phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu kép vừa ổn định giá và không đứt gãy nguồn cung, trong đó đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa là ưu tiên số một, tránh tình trạng khan hiếm nguồn xăng dầu như thời gian vừa qua.
Tin liên quan
Tổng lỗ luỹ kế đến năm 2023 của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 53,4 nghìn tỷ đồng
14:54 | 09/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Trung
Xuất khẩu tôm mang về gần 2,8 tỷ USD
Bổ nhiệm tân Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Trần Quang Trung
Vedan trao hơn 400 suất học bổng, thắp sáng giấc mơ đến trường
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 10/2024 (từ ngày 7/10 đến 13/10/2024)
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics