“Đại dịch Covid-19 là động lực để tái cấu trúc nền kinh tế một cách mạnh mẽ hơn”
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam |
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải có sự chuẩn bị để đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau đại dịch. Để làm được như vậy, theo ông, chúng ta cần lưu ý những gì, cả ở góc độ điều hành của Chính phủ cũng như nền tảng sức khỏe của DN?
Theo quan điểm của tôi, những giải pháp điều hành kinh tế Chính phủ làm cho đến thời điểm này là phù hợp. Chính phủ đã bám sát tình hình diễn ra trong thực tiễn và điềm tĩnh trong điều hành chính sách vĩ mô trong bối cảnh diễn biến liên tục của tình hình trong nước và quốc tế do tác động của đại dịch. Các gói hỗ trợ được ban hành vừa qua được thiết kế theo hướng tự nó không tạo sức ép lớn lên những chỉ số lớn của kinh tế vĩ mô. Với những diễn tiến của tình hình dịch bện hiện nay, chúng ta phải có biện pháp để dần khôi phục lại sản xuất kinh doanh, nối lại sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Chính phủ đã phát đi tín hiệu rất rõ ràng là phải sống chung với dịch, phải sản xuất kinh doanh an toàn, phải tiếp tục vận hành nền kinh tế ở mức độ an toàn hơn. Quan điểm điều hành này rất phù hợp.
Trước yêu cầu đưa nền kinh tế bật dậy sau đại dịch, cần phải đối diện một thực tế rất khó khăn là sẽ có những vấn đề vượt khả năng của Chính phủ, ví dụ như tình hình dịch bệnh và mức độ đóng, mở cửa của của các thị trường chính của các mặt hàng XK hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều thị trường khác, những thị trường này nằm ngoài khả năng dự đoán của chúng ta, đều là những biến số và thay đổi liên tục, đòi hỏi chúng ta có chiến lược dài hạn cũng như những sách lược mang tính ngắn hạn với quyết tâm, định hướng rõ ràng. Với nguyên tắc phòng chống dịch là mục tiêu trên hết và là mục tiêu thường trực, các hoạt động kinh tế có thể được dần nối lại một cách an toàn. Tình hình thực tế buộc Chính phủ cũng như mỗi tác nhân trong nền kinh tế phải linh hoạt trong công tác điều hành và trong sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, một thách thức khác đối với sự nối lại hoạt động binh thường của nền kinh tế là cầu đối với hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế Việt Nam tạo ra. Một giải pháp quan trọng sẽ là mở rộng và kích thích thị trường trong nước. Nhưng với thu nhập bình quân hiện tại của người dân và quy mô của thị trường trong nước, rõ ràng là không thể kỳ vọng thị trường trong nước sẽ bù đắp được những sụt giảm của cầu đối với nhiều thị trường XK của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của nhiều DN Việt Nam nằm ngoài tầm tay của mình mà phụ thuộc vào sự phục hồi của cầu tại các thị trường XK truyền thống. Trong bối cảnh đó, việc nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu mới và những xu thế phục hồi của các thị trường XK và nhanh chóng tìm cách đáp ứng được các nhu cầu và xu thế đó sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các DN của Việt Nam.
Hiện một số nước châu Âu đang phục hồi, hiệp định EVFTA mới được ký kết sẽ là cơ hội hình thành những nhu cầu mới đối với sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam. Những diễn tiến từ đại dịch đang thúc đẩy các nước trong G20, G7 ví dụ như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu đẩy nhanh hơn việc tổ chức lại chuỗi cung ứng an toàn. Đây là cơ hội lớn Việt Nam cần nắm lấy để có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng an toàn này với gia trị gia tăng cao hơn, tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững hơn của DN Việt Nam trong giai đoạn tới.
6 ngày qua Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Chúng ta đang rất kỳ vọng có thể dập được dịch vào cuối tháng 4, nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế sẽ có cơ hội phục hồi sớm. Liệu đây đã là thời điểm để xem xét tái khởi động nền kinh tế chưa, thưa ông?
Việt Nam đang ở vị thế rất tốt so với nhiều nước để khởi động lại nền kinh tế. Nhưng sẽ không thừa khi nhắc lại điều kiện là vẫn phải đặt mục tiêu an toàn trước dịch bệnh là yêu cầu và nguyên tắc hàng đầu. Bất kỳ sự chủ quan nào, kể cả trong các hoạt động kinh tế, cũng đều có thể làm dịch quay trở lại. Ai cũng muốn phát triển kinh tế, muốn tăng trưởng, nhưng nếu dịch bùng phát trở lại thì vực dậy nền kinh tế còn khó hơn. Singapore là một ví dụ. Chúng ta không nên chờ đợi thêm để tái khởi động nền kinh tế nhưng chúng ta cần khởi động lại một cách an toàn. Duy trì trạng thái như hiện nay sẽ ảnh hưởng quá lớn tới sự phát triển kinh tế, cuộc sống và sinh kế của người dân.
Nó cũng khiến nền kinh tế vuột mất những cơ hội bị mất đi mà không đáng bị như thế. Chúng ta hoàn toàn có thể tái khởi động nền kinh tế bằng những biện pháp tốt, tìm cách để vừa mở cửa trở lại, vừa thích nghi, có bước điều chỉnh phù hợp. Đó sẽ là quá trình vừa học vừa làm cho tất cả chúng ta.
Đầu tư công đang được xem là chủ công cho tăng trưởng GDP 2020. Động lực chính này cần phải được thực hiện quyết liệt như thế nào, thưa ông?
Đầu tư công sẽ là ngôi sao hy vọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2020. Gần 700 nghìn tỷ đồng là số vốn rất lớn, nếu giải ngân được sẽ đóng góp vô cùng lớn cho việc khắc phục những khó khăn và đóng góp cho tốc độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra với đầu tư công không chỉ là bao nhiêu phần trăm số vốn dành cho đầu tư công sẽ được giải ngân vào cuối năm tài khóa. Mục tiêu quan trọng hơn là nguồn vốn vô cùng khan hiếm đó sẽ được sử dụng hiệu quả như thế nào? Bao nhiêu điểm nghẽn của nền kinh tế sẽ được khơi thông? Các điểm nghẽn vốn hạn chế sự kết nối giữa vùng sản xuất hàng hóa với cơ sở hạ tầng cảng biển, sân bay, đường cao tốc có được tháo gỡ hay không? Sức lan tỏa của nguồn vốn đầu tư công đó như thế nào? Mọi nỗ lực đạt số lượng vì áp lực tiến độ nhưng dẫn việc giải ngân sai địa chỉ, gây thất thoát, lạm dụng sẽ để lại những hậu quả dài hạn cho nền kinh tế.
Để giải ngân được 100% vốn đầu tư công đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ ngành, địa phương. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo, tạo kỳ vọng rất lớn sẽ thúc giải ngân hết nguồn vốn này để thúc đẩy tăng trưởng GDP 2020. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công đã có nhiều bước tiến mới phân cấp rõ ràng và mạnh mẽ hơn về thẩm quyền trong đầu tư công cho bộ ngành, địa phương tạo thêm sự linh hoạt, đóng góp cho việc tăng mức độ giải ngân. Nỗ lực từ các bộ, ngành, địa phương là yếu tố thiết yếu. Do vậy cần có những quy định rõ hơn nữa về trách nhiệm của các bộ, ngành, và đến từng cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu, về kết quả của đầu tư công.
Nếu nói trong nguy có cơ thì hẳn dịch Covid-19 là cơ hội lớn để nền kinh tế được tái cấu trúc và vươn mình mạnh mẽ hơn, thưa ông?
Tôi cho rằng đại dịch Covid-19 sẽ giúp chúng ta thêm một lần nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của nền kinh tế và trong cách thức điều hành nền kinh tế. Tôi tin là Covid-19 sẽ tạo ra những kháng thể mới cho kinh tế Việt Nam. Những kháng thể này sẽ kích thích mạnh mẽ cho việc tái cấu trúc nền kinh tế, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành kinh tế, qua đó khiến hệ miễn dịch của nền kinh tế Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn, nền kinh tế Việt Nam có khả năng chống chọi tốt hơn trước những khó khăn và thách thức trong tương lai.
Sẽ là một cơ hội bị đánh mất nếu chúng ta không thực sự phát huy các kháng thể này bằng những hành động mạnh mẽ nhằm khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế mà Covid-19 đã giúp chúng ta nhìn rõ hơn bao giờ hết. Chúng ta cần coi đây là cơ hội cũng như là động lực để tái cấu trúc mạnh mẽ lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả của công tác điều hành. Chúng ta cần làm những điều mà trước đây chưa từng làm, hoặc còn lưỡng lự chưa muốn làm. Những mô hình kinh doanh mới phải được thử nghiệm. Những thị trường mới phải được khai phá. Những tư duy cũ cần phải được gỡ bỏ. Những bất cập trong quá trình điều hành kinh tế phải được khắc phục. Những rào cản về quy định và thể chế phải được tháo gỡ. Những cải cách về môi trường kinh doanh phải thực sự mạnh mẽ hơn. Chỉ có bằng cách đó chúng ta mới có thể thực sự biến nguy thành cơ và để Covid-19 trôi vào lịch sử không chỉ với những hình ảnh và số u ám về những thiệt hại mà nó gây ra mà còn với một ký ức về một cuộc khủng hoảng với những cơ hội tích cực mà nó mang lại cho nền kinh tế Việt Nam.
Trân trọng cảm ơn ông!
Đã đến lúc phục hồi nền kinh tế | |
TPHCM sẵn sàng cho việc phục hồi kinh tế sau dịch | |
Thủ tướng yêu cầu có các kịch bản để phục hồi nền kinh tế sau dịch |
Bà Lê Bích Loan, Phó Trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP): Trong bối cảnh chịu áp lực trước ảnh hưởng của dịch, DN FDI trong khu SHTP vẫn đảm bảo hoạt động ổn định qua giá trị sản xuất trong quý I/2020 đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 20% so với kế hoạch cả năm. Cho đến thời điểm này, trong số trên 45.600 lao động tại SHTP, vẫn đảm bảo việc làm, không xảy ra tình trạng mất việc, khoảng 1.950 lao động tạm dừng do nghỉ luân phiên, hoặc do thiếu nguồn nguyên liệu. Các DN đã có sự thỏa thuận với người lao động, kết nối lại việc làm ngay sau dịch. Đây cũng là nhu cầu thực tế của DN, cần bổ sung lao động nhanh nhất khi trở lại nhịp sản xuất. Bên cạnh đó, một số vấn đề phát sinh trong mùa dịch này đang được SHTP tích cực kết nối để có thể tháo gỡ cho DN bắt nhịp sản xuất sau dịch. Sau khi dịch đi qua, nhu cầu sản xuất sẽ tăng mạnh, DN sẽ phải tăng ca vượt số giờ làm thêm của người lao động. Chúng tôi đã sớm đề xuất Thủ tướng cho phép nới khung giờ làm thêm của người lao động. Theo phản hồi từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM thì các DN cần chứng minh nhu cầu tăng giờ làm do đơn hàng tăng đột biến. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì việc này có thể được cấp phép vì thiên tai, dịch họa là bất khả kháng. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Sau khi dịch Covid-19 kết thúc, kinh tế mở cửa trở lại nhưng không mở toang, vấn đề phòng chống dịch bệnh vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, TPHCM có hàm lượng thương mại quốc tế xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài lớn nhất, chọn ngành nghề nào vực dậy trước sau dịch bệnh cần đặt trong bối cảnh chung của các nền kinh tế mà mình đang gắn bó. Du lịch, dịch vụ và một số ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu có thể mở cửa trở lại đầu tiên. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng ngay sau dịch bệnh, mọi người sẽ quay lại đi du lịch ồ ạt, vui vẻ như trước. Cần ưu tiên thúc đẩy thị trường nội địa. Sau khi tình hình dịch bệnh tại các nước đều ổn định thì mới tính chuyện mở ra quốc tế. Đối với ngành công nghiệp xuất khẩu, nhu cầu thị trường trên toàn thế giới chắc chắn sẽ xuống thấp, thương mại toàn cầu giảm sút. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng từ cầu bên ngoài để tổ chức ra cung, tránh làm bừa, ồ ạt rồi lại dẫn đến ế hàng, giải cứu. Thu Dịu (ghi)
|
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform