Đảm bảo công bằng trong thực thi chính sách phát triển công nghiệp
Cần chính sách thiết thực “trợ lực” ngành công nghiệp chế biến, chế tạo | |
Không đồng nhất công nghiệp hoá với phát triển công nghiệp |
Ông Phan Đức Hiếu. |
Ông đánh giá như thế nào về những hạn chế của ngành công nghiệp Việt Nam suốt thời gian qua?
Khái quát chung là quy mô, tốc độ phát triển công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt như kỳ vọng, giá trị gia tăng mang lại rất thấp. Sự liên kết, chất lượng, trình độ công nghệ của DN hiện còn chậm đổi mới. Phần lớn DN của Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị máy móc hiện đại chưa phổ biến, nhất là DN nhỏ và vừa. “Sân chơi” cho các DN trong nước đang có nhiều hạn chế so với DN FDI. Rõ ràng, cả về mặt quy mô và tốc độ tăng trưởng, ngành công nghiệp Việt Nam đang có những điểm yếu cố hữu, cần kịp thời khắc phục trong thời gian tới.
Một số ý kiến cho rằng tại Việt Nam, chính sách ưu đãi và các biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp trong hệ thống pháp luật hiện hành còn khá mờ nhạt, chưa đủ mạnh để tạo sức bật cho toàn ngành. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam: Cần “bàn tay” trợ lực của nhà nước trong phát triển công nghiệp cơ khí 15 năm qua, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam chậm phát triển hơn so với rất nhiều nước trong khu vực. Tương tự nhiều ngành hàng khác, cơ khí cũng là ngành đang phụ thuộc rất lớn vào việc NK vật tư, trang thiết bị. Muốn xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp không thể thiếu sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Đã đến lúc Nhà nước phải có quy hoạch lộ trình rõ ràng để phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Việc hình thành các trung tâm sản xuất công nghiệp nói chung, cơ khí nói riêng rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần có những chính sách ưu đãi cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam như: chính sách thuế ra sao, chính sách đất đai thế nào, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho cơ khí… Hệ thống chính sách này cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ “bàn tay” nhà nước. |
Nhìn vào các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có thể thấy, có rất nhiều chính sách đã được ban hành liên quan đến phát triển công nghiệp. Một số chính sách có phát huy tác dụng nhưng so với kỳ vọng của xã hội cũng như sự đóng góp của sản xuất công nghiệp cho nền kinh tế thì vẫn chưa đạt.
Nguyên nhân ở cả hai phía, một là từ việc thiết kế, ban hành nội dung chính sách và hai là thực thi chính sách. Có thể chính sách đó ra đời được đánh giá tốt, song chính sách, ưu đãi có đến kịp thời, toàn diện, đúng đối tượng hay không lại là vấn đề khác.
Việt Nam có nhiều chính sách nhưng cách tiếp cận chính sách hiện khá đa dạng, thiếu chiến lược tổng thể. Hiện, Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ trong ngành công nghiệp như các chính sách về công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng, dệt may, chính sách đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Tuy nhiên, nếu thiếu đi tính phối hợp, điều hoà chính sách một cách tổng thể sẽ dẫn đến nguy cơ chồng chéo, có những khoảng trống nhất định.
Bộ Công Thương đang tiến hành tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan của Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật giai đoạn 2023 – 2024. Ông có góp ý, đề xuất gì nhằm hoàn thiện thêm nội dung dự thảo Luật cũng như đảm bảo tính hiệu quả của Luật khi được thực thi?
Việc xây dựng đề án, đề xuất chính sách về phát triển công nghiệp một cách cụ thể là điều rất cần thiết, quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những chính sách cũ đã tích tụ trong một thời gian dài và có những khoảng trống nhất định. Lần này, Bộ Công Thương đã tiếp cận với chiến lược nhất quán, ví dụ như chiến lược về đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, phát triển xanh…
Trong đề án chính sách mà Bộ Công Thương đang xây dựng, ở phần phạm vi tiếp cận vấn đề có thể cân nhắc đến các vấn đề, chính sách cụ thể. Đơn cử như trong Luật Phát triển công nghiệp, có thể nghiên cứu thêm dự liệu cho cả những chính sách được ban hành sau khi có Luật, thậm chí phải tính đến cả nguyên tắc phối hợp ban hành chính sách để có thể đảm bảo tính nhất quán.
Bên cạnh đó, khi nói về các chính sách ưu đãi, phải tính toán cách thức thực hiện ưu đãi, tránh việc hành chính hoá, tạo ra những rào cản. Ví dụ, muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát minh sáng chế có thể triển khai theo hai cách. Một là hỗ trợ DN đầu tư để nghiên cứu tạo ra phát minh sáng chế, tránh việc lạm dụng phải đặt ra các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục hành chính để xem tiền đầu tư có tạo ra được sản phẩm giá trị hay không? Hai là có thể đầu tư theo ưu đãi cam kết đầu ra.
Còn về cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trước đây Việt Nam đã có đề án tái cơ cấu nền kinh tế, mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có cơ cấu lại ngành công nghiệp. Trọng tâm là cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển xanh, tuần hoàn, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế ngành công nghiệp; trong đó tập trung chủ yếu vào xu hướng không thể thay thế là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong ngành công nghiệp. Tất cả những đề xuất này của Bộ Công Thương đều là thể chế hoá chủ trương, đường lối mà Đảng và Quốc hội đã đề ra.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng cần nhấn mạnh đến một số ngành công nghiệp trọng điểm mang tính chất nền tảng, đẩy mạnh một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp mới, công nghiệp cao, công nghiệp hỗ trợ song song phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng. Một trong những điểm cần lưu ý nữa là tăng cường sự liên kết, gắn kết giữa các DN. Đây là những điểm trung tâm cần bám sát, nhằm tiếp tục thể chế hoá khi đề xuất xây dựng cơ cấu lại ngành công nghiệp.
Nhìn chung, để nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách, cần lưu tâm đến các ý kiến của DN khi thiết kế chính sách. Bên cạnh đó, cũng cần nhìn vào tính vĩ mô, tính khả thi, tính thiết thực của chính sách, đảm bảo đáp ứng được mong mỏi của các đối tượng, đảm bảo công bằng giữa các DN. Nếu không đáp ứng được điều này thậm chí sẽ tạo ra hiệu ứng ngược trong cạnh tranh.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform