Đề xuất nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa tình trạng doanh nghiệp bỏ trốn
Nợ BHXH ngày càng gia tăng (Ảnh minh họa). Ảnh: Lã Dịu. |
Gia tăng nhanh chóng
Bà Trần Thị Thanh Hà, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, dù khó để có được số liệu đầy đủ do hạn chế trong báo cáo của các địa phương, nhưng theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/10/2018, số nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 6.760 tỷ đồng, chưa kể đến số tiền nợ lương của người lao động.
Theo các Liên đoàn lao động tỉnh, thành, nhiều doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đều nợ Bảo hiểm xã hội, nợ lương cũng như các chế độ khác của người lao động. Chủ doanh nghiệp thường âm thầm tẩu tán tài sản hoặc trước khi mất tích và giao lại cho người quản lý tiếp tục điều hành hoạt động doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian này, người quản lý luôn hứa hẹn chờ thu tiền khách hàng nợ đến kỳ thanh toán sẽ chi trả lương, phép năm...
Qua thống kê của Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 20 trường hợp doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn. Theo đó, 4.282 người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may (với 3.746 người lao động). Tổng số tiền doanh nghiệp nợ lương là hơn 23 tỷ đồng, nợ Bảo hiểm xã hội hơn 58 tỷ đồng. Nếu phân loại theo đối tác đầu tư có 8 doanh nghiệp trong nước là phá sản, bỏ trốn, còn lại có tới 12 doanh nghiệp thuộc FDI.
Còn theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, việc doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn luôn để lại hậu quả nặng nề mà đối tượng chịu tác động trực tiếp đó là người lao động. Trong 7.272 lao động của doanh nghiệp có chủ bỏ trốn, phá sản có trên 5.000 người lao động bị ảnh hưởng liên quan đến việc doanh nghiệp chi trả chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế...
Phân tích về những nguyên nhân, bà Trần Thị Thanh Hà cho biết, phần đông các doanh nghiệp khó khăn về kinh tế do lựa chọn ngành nghề đầu tư không phù hợp, dẫn đến trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Thậm chí, có những doanh nghiệp FDI kinh doanh không lành mạnh, lợi dụng kẽ hở của pháp luật Việt Nam cũng như chính sách "trải thảm đỏ" trong thu hút đầu tư của nhà nước để tận dụng ưu đãi, chiếm đoạt tiền lương, các khoản trợ cấp của người lao động rồi bỏ trốn. Đồng thời cũng có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi chưa phát hiện kịp thời vụ việc.
Kiến nghị hạn chế xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp bỏ trốn
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, dù các cấp công đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho người lao động, song còn rất nhiều vấn đề lớn đặt ra, đặc biệt là khoảng trống về mặt pháp lý, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật của các chủ đầu tư.
Đánh giá về những tác động khi tình trạng doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng hậu quả là rất nặng nề, cụ thể trước hết là người lao động mất việc làm, bởi vì khi doanh nghiệp nợ lương, Bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Sâu xa hơn chính là mất niềm tin đối với chủ doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư kinh doanh nói chung.
Vì vậy, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kiến nghị với Chính phủ cần bổ sung vào luật những quy định pháp lý để giải quyết tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, nhất là khi tiến hành tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
“Chúng tôi kiến nghị sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh trong thời gian tới cần tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp bỏ trốn, đây là việc làm hết sức cần thiết", ông Hiểu đề xuất.
Bên cạnh đó, ông Hiểu cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong thu hút đầu tư cần lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực về tài chính, quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá, bởi như vậy mới bảo vệ quyền lợi của người lao động, sâu sa hơn chính là để doanh nghiệp có ý đồ không tốt trong đầu tư không thể coi Việt Nam là môi trường kinh doanh dễ dãi, là thiên đường để thực hiện hành vi trốn thuế, lừa đảo người lao động.
Tin liên quan
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Muốn tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng
15:24 | 12/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt- Trung
18:33 | 29/07/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform