Doanh nghiệp lương thực thực phẩm đối mặt nhiều thách thức
Ngành lương thực thực phẩm đã có sự hồi phục khả quan nhờ sự tích cực của nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Ảnh: N.H |
Hồi phục tích cực
Phát biểu tại buổi họp báo giới thiệu triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TPHCM (HCMC Foodex 2022) tổ chức ngày 22/9, ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của TPHCM, chiếm 13,78% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm thành phố đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và đã xuất sang nhiều nước trên thế giới.
Đặc biệt, để hỗ trợ ngành lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò là một ngành sản xuất chủ lực trước những tác động nặng nề của dịch Covid-19, UBND TPHCM đã ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TPHCM giai đoạn 2020-2030 với nhiều giải pháp được triển khai đồng bộ. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành đã có sự hồi phục tích cực.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực TPHCM 8 tháng năm 2022 tăng trưởng 26,87%, cao hơn mức tăng của cả nước là 9%. Trong đó, riêng phân ngành chế biến thực phẩm tăng 11,9% nhờ một số nhóm hàng chủ lực như chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt tăng 15,4%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản tăng 11%; sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự tăng 25%...
Cùng với đó, nhờ sự hồi phục của nhu cầu tiêu dùng trong nước, doanh thu bán lẻ ngành hàng lương thực thực phẩm tại TPHCM ghi nhận mức tăng trưởng 12%, chỉ số tiêu thụ công nghiệp ngành lương thực thực phẩm tăng 7,82% và tiêu thụ đồ uống tăng 52,5%.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng của cả nước đạt 36,3 tỷ USD, tăng trưởng 13%. Trong đó, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao như cà phê, cao su, gạo, hồ tiêu, sữa và sản phẩm sữa, thịt và phụ phẩm thịt, cá tra, tôm,…
Bà Chi đánh giá đây là kết quả rất khả quan cho ngành lương thực thực phẩm và nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều thách thức phía trước
Dù đã có sự hồi phục tích cực, song bối cảnh bình thường mới cũng đang tạo ra những thách thức rất lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm cần phải cải thiện để đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ khiến cho các biến cố phát sinh như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính… sẽ tác động mạnh hơn tới Việt Nam.
Đặc biệt, bà Lý Kim Chi cho biết, giá nguyên liệu sản xuất và phí dịch vụ logistics tăng cao là 2 vấn đề chính có tác động không nhỏ đến việc nhận đơn hàng xuất khẩu mới của doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, giá nguyên phụ liệu sản xuất trong nước và nhập khẩu đều đã tăng từ 15-40% so với thời điểm trước dịch bùng phát; các nguyên liệu nhập khẩu khác để chế biến hay bao bì đóng gói cũng tăng hơn 30% so với trước.
Trong khi đó, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang bị cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, thay đổi công nghệ, chuyển đổi số, truy suất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa văn hóa bản địa vào sản phẩm để thích ứng với yêu cầu từ các thị trường xuất khẩu.
Bà Lý Kim Chi cũng lo ngại về việc các nước đặt ra các rào cản kỹ thuật rất khắt khe, nhất là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến. Điều này là thực tế tất yếu khi mà Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu hàng hóa cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất.
Tuy nhiên, công tác phối hợp để cập nhật và phát thông tin cảnh báo các thay đổi quy định về tiêu chuẩn hàng hóa, các biện pháp kiểm soát, phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, khiến doanh nghiệp bị động và lúng túng trong ứng phó và dễ rơi vào tình trạng bị kiện hoặc không xuất hàng được.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là mối lo lớn do Việt Nam là một trong 4 quốc gia được đánh giá là chịu tác động rất lớn về biến đổi khí hậu, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất gạo và các sản phẩm thủy sản, trái cây chủ lực của Việt Nam. Đây sẽ là thách thức sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành lương thực thực phẩm.
Từ ngày 19 đến 22/10, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TPHCM – HCMC Foodex 2022. Triển lãm được tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Việt và có chất lượng tốt ra thị trường thế giới, tiếp cận thông tin và xây dựng chiến lược đổi mới máy móc, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển”, triển lãm dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế, với gần 300 gian hàng được trưng bày trong không gian triển lãm có diện tích khoảng 5.000m2. |
Tin liên quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform