Doanh nghiệp xuất khẩu nhựa quan tâm chuyển đổi công nghệ tái chế
Doanh nghiệp nhựa đón cơ hội tăng trưởng Doanh nghiệp nhựa tìm cơ hội phát triển từ xuất khẩu Doanh nghiệp nhựa chuyển đổi xanh, giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu |
Bà đánh giá như thế nào về hoạt động chuyển đổi của doanh nghiệp nhựa Việt Nam trong công tác tái chế thời gian qua?
Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam Huỳnh Thị Mỹ |
Trong thời gian qua, ngành nhựa có nhiều thay đổi về rác thải nhựa ô nhiễm môi trường, vì vậy chúng tôi rất chú trọng đến các thiết bị công nghệ để xử lý được phế liệu nhựa sau khi sử dụng đưa ra môi trường.
Sự chuyển đổi sang các công nghệ tái chế và sản xuất bền vững trở nên cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển xanh.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng tập trung sử dụng các loại vật liệu mới được sản xuất từ các nguyên liệu thải bỏ từ ngành nông nghiệp.
Tại hội chợ triển lãm quốc tế ngành nhựa năm 2024 được tổ chức năm nay, có nhiều doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tái chế.
Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận lựa chọn, đầu tư cho sản xuất của doanh nghiệp mình, phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới với những tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường thế giới.
Đó là chúng ta phải sử dụng một lượng nhựa tái chế trong thành phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các nước châu Âu đặt ra và các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ khi xuất khẩu hàng hóa vào những thị trường này.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam tăng mạnh, đạt trên 3,15 tỷ USD, tăng trên 32% so với cùng kỳ năm 2023. Hiệp hội Nhựa kỳ vọng, năm nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD. |
Với yêu cầu khắt khe từ thị trường nước ngoài, đến thời điểm này khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào đối với những tiêu chuẩn trên, thưa bà?
Nói về tiêu chuẩn, đối với các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa, họ phải chủ động tìm hiểu các tiêu chuẩn mới của các nước mới đưa ra, mặc dù những quy định này ở Việt Nam chưa có.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa đầu ngành của Việt Nam đã chủ động nắm bắt và thực hiện các yêu cầu của các đối tác. Bởi vì, chúng ta phải tuân thủ mới có thể xuất khẩu bền vững được.
Từ thực tế trên, không chỉ có các doanh nghiệp đầu ngành, chúng tôi mong muốn, các doanh nghiệp có quy mô vừa cũng phải chủ động nắm bắt, tiếp cận dần dần để có bước chuẩn bị trong thời gian tới, mới có thể đáp ứng được các quy định của thế giới về rác thải nhựa, cũng như những sản phẩm nhựa tái chế; đáp ứng được yêu cầu về bao bì cho các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là bao bì cho ngành thực phẩm.
Hiện sản phẩm nhựa và cao su nhựa tái chế xuất khẩu đang được ưu đãi đón nhận ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng thay đổi công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp xuất khẩu nhựa gặp khó khăn gì và có những giải pháp nào để khắc phục, thưa bà?
Với sự đổi mới liên tục không ngừng của các nước trên thế giới cũng như các chính sách ở trong nước, các doanh nghiệp nhựa đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ gặp rất nhiều khó khăn vì không có đủ nguồn lực để theo đuổi những quy định mới.
Chính vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi thường tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị tập huấn để cập nhật các chính sách mới cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp cần có những bước chuẩn bị tiếp cận được việc này để tuân thủ tốt các chính sách về môi trường đã đưa ra.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu, nhưng các chính sách kích cầu và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đã góp phần duy trì mức tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam. Đối với chính sách tài chính, Chính phủ còn rất nhiều vấn đề phải lo, nên các doanh nghiệp ngành nhựa phải tự chủ cho việc sản xuất kinh doanh của mình.
Ngành nhựa Việt Nam đang đối diện với thách thức lớn về rác thải nhựa và nhu cầu tái chế. Sự chuyển đổi sang các công nghệ tái chế và sản xuất bền vững trở nên cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển xanh.
Hiện tại, các thị trường xuất khẩu đang khắt khe hơn về yếu tố môi trường, đòi hỏi tín chỉ carbon, công nghệ tái chế. Điều này buộc các doanh nghiệp nhựa trong nước phải thích ứng và cải tiến, để không bị đứt gãy đơn hàng, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn.
Bà có thể chia sẻ về những hoạt động của Hiệp hội trong việc hỗ trợ hội viên phát triển bền vững?
Với vai trò của hiệp hội, thời gian qua, chúng tôi đã có nhiều buổi làm việc với các cơ quan, bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chúng tôi đã xây dựng, đóng góp các văn bản quy định về bảo vệ môi trường, trong đó có điểm rất mới là Nghị định 08 quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Đây là công cụ đắc lực để hỗ trợ cho ngành tái chế phát triển.
Trong thời gian tới Việt Nam sẽ hình thành ngành tái chế lớn mạnh để cập nhật, đầu tư những công nghệ hiện đại phục vụ được thị trường trong nước cũng như đơn hàng xuất khẩu
Thêm nữa, chúng tôi phối hợp với các bộ ngành xây dựng việc thiết kế sản phẩm để đảm bảo sản phẩm sau khi thải bỏ phải có lợi và phục vụ cho việc thu gom tái chế.
Đó là một trong những mục tiêu phát triển quan trọng để góp phần xây dựng ngành nhựa thành một trong những ngành phát triển kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
TPHCM đồng hành cùng doanh nghiệp đưa nước mắm truyền thống Việt ra thế giới
08:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của Canada
07:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 68% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
14:57 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
09:34 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB với gói tín dụng 16.000 tỷ đồng “Tiếp sức vốn vay – Đường dài vững bước”
08:30 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Emirates tăng cường năng lực vận tải khi đặt mua thêm 5 tàu bay Boeing 777
08:29 | 24/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chấm dứt thỏa thuận độc quyền phân phối, Techcombank trả 1.800 tỷ đồng cho Manulife
20:22 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của SHB
19:05 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đâu là rào cản lớn nhất của người lao động khi làm việc vào giai đoạn cuối năm?
16:56 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề nghị đánh giá kỹ tác động, hiệu quả việc bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank
16:23 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó tìm ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc
15:04 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu hàng qua kênh phân phối
14:28 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thực chất cắt giảm giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
08:59 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác và đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn
18:16 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm ngân hàng ra mắt tính năng sinh lời trên tài khoản
14:43 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận quản lý dự án cầu đi bộ nghìn tỷ qua sông Sài Gòn
14:38 | 22/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
'Đánh thuế bất động sản để chống đầu cơ, kéo giảm giá nhà, đất'
MG Việt Nam: Đa dạng mẫu xe đến từ thương hiệu 100 tuổi
Chặn hai xe tải vận chuyển gần 3 tấn thực phẩm nhập lậu
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc trên “đường đua xanh”
Điều tra thuế chống trợ cấp, ngành tôm Việt Nam có kết quả tích cực
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan