Những thay đổi trong pháp luật phòng vệ thương mại của Canada
Là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nên Việt Nam cũng phải đối mặt với số vụ điều tra phòng vệ thương mại ngày càng tăng. Ảnh: Hà Phương |
Xu hướng điều tra phòng vệ thương mại khắt khe hơn
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, tính đến tháng 9/2024, Canada đã khởi xướng điều tra 19 vụ việc phòng vệ thương mại với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, trong đó bao gồm 12 vụ việc chống bán phá giá (CBPG), 5 vụ việc chống trợ cấp và 2 vụ việc phòng vệ.
Đáng chú ý trong số 19 vụ việc liên quan đến Việt Nam, có 8 vụ vẫn còn đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc đang bị tiến hành điều tra, điều tra lại để gia hạn.
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, Canada đang tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc mà doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh như khung xe đầu kéo/khung xe container và tháp gió (turbin gió).
Ngoài ra, gần đây, Thương vụ cũng nhận được thông tin sẽ có cuộc điều tra mới liên quan đến sản phẩm nội thất văn phòng bọc vải của Việt Nam và nguy cơ Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) sẽ tiến hành điều tra sản phẩm tháp điện gió và tấm năng lượng mặt trời xuất khẩu từ Việt Nam.
Đối với các sản phẩm điều tra không do các nhà sản xuất Việt Nam nhưng được bán sang Canada từ những nhà xuất khẩu Việt Nam, CBSA sẽ vẫn gửi thư lưu ý cho phía Việt Nam để phối hợp.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, khi đã điều tra một sản phẩm, Canada thường xem xét luồng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia liên quan, dù lượng xuất khẩu có thể không đáng kể.
Ngoài ra, khi bị vào “tầm ngắm”, các sản phẩm đều bị điều tra cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng.
Vì vậy, một số sản phẩm có nhiều nguy cơ khác của Việt Nam có thể là: thép cuộn cán nóng, vít/khớp nối thép, sàn thép lưới, ống đồng, máy làm mát, máy sưởi nhiệt, gỗ ván sàn công nghiệp, ống khoan, ống đóng cọc và nhôm thanh định hình…
Thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin thêm, gần đây, Canada có một số thay đổi lập pháp đối với các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng.
Đánh giá về vấn đề này, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, xu hướng điều tra phòng vệ thương mại ngày càng khắt khe hơn. Cơ quan điều tra nước ngoài đưa ra yêu cầu cao trong nhiều khía cạnh đối với Chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra như: thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...
Có thể kể đến như trong vụ việc ghế bọc đệm, Cục Phòng vệ thương mại đã có thư đề nghị cơ quan điều tra Canada gia hạn thời gian trả lời. Tuy nhiên, cơ quan này không đồng ý. Ngoài ra, Canada cũng yêu cầu cung cấp thông tin cả những nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm ghế sofa.
Chủ động trước các cuộc khởi xướng điều tra
Doanh nghiệp cần lưu ý trước những thay đổi pháp luật trong lĩnh vực Phòng vệ thương mại của Canada. Cụ thể là những thay đổi lập pháp đối với các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng, bao gồm Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), Đạo luật Tòa án Thương mại Quốc tế Canada, Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMR) và Quy định của Tòa án Thương mại Quốc tế Canada…
Các sửa đổi này liên quan đến các điều tra chống lẩn tránh, đối phó với tình trạng nhập khẩu lớn, xem xét hết hạn và quyền của các công đoàn lao động trong việc nộp đơn khiếu nại về biện pháp phòng vệ thương mại.
Các quy tắc chống lẩn tránh là nhằm để đối phó với tình trạng các nhà sản xuất nước ngoài thay đổi hoạt động kinh doanh và thương mại lách luật nhằm tránh phải trả thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng của Canada.
Đáng lưu ý gần đây, Canada cũng thay đổi thời hạn thông báo cho nước xuất khẩu về quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.
Trước đây, Canada thông báo cho các Chính phủ liên quan 30 ngày trước khi quyết định điều tra. Hiện nay, quy định được sửa lại theo hướng chỉ thông báo 7 ngày trước đối với khiếu nại liên quan đến bán phá giá và 20 ngày đối với khiếu nại liên quan đến trợ cấp.
Ngoài ra, Canada cũng vừa cho phép các công đoàn có quyền nộp đơn khiếu nại về thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng để tăng cường sự tham gia của người lao động vào hệ thống phòng vệ thương mại của nước này.
Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Canada khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam theo dõi thông tin cảnh báo, nắm xu thế và tình hình các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến mặt hàng mình sản xuất kể cả của các nước khác và khi bị điều tra, cần tích cực phối hợp cung cấp thông tin để tránh bị áp thuế cao.
Ở góc độ cơ quan thương vụ ở nước ngoài, để giúp các doanh nghiệp chủ động phóng tránh bị cáo buộc bán phá giá, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada thông tin, đã và đang tổ chức nhiều sự kiện phổ biến Hiệp định CPTPP, hiểu về nguyên tắc xuất xứ và cách thức khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp trong sản xuất… và vận động Chính phủ Canada tài trợ cho dự án phát triển cơ sở dữ liệu các sản phẩm đầu vào gắn với năng lực cung cấp thoả mãn tiêu chuẩn xuất xứ để khai thác hiệu quả và bền vững các hiệp định thương mại tự do.
Tin liên quan
TPHCM đồng hành cùng doanh nghiệp đưa nước mắm truyền thống Việt ra thế giới
08:53 | 24/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 68% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước
14:57 | 23/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10 giảm hơn 4 tỷ USD
14:23 | 23/10/2024 Xuất nhập khẩu
Điều tra thuế chống trợ cấp, ngành tôm Việt Nam có kết quả tích cực
09:16 | 24/10/2024 Kinh tế
Đề xuất đình chỉ sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%
20:36 | 23/10/2024 Kinh tế
Sớm có kết quả sơ bộ về điều tra chống bán phá giá thép cán nóng
20:26 | 23/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giá vàng được kiểm soát, nhưng người dân khó mua vào
12:27 | 23/10/2024 Kinh tế
Lưu ý gì về cuộc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá lốp xe ô tô của Nam Phi
10:42 | 23/10/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phục hồi tốt
09:00 | 23/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 9 tháng, xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 100 tỷ USD
14:41 | 22/10/2024 Infographics
Gỡ những “điểm nghẽn” cho nền kinh tế bứt phá
11:17 | 22/10/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm ống thép dẫn dầu từ Việt Nam
10:28 | 22/10/2024 Kinh tế
Cần rà soát, hoàn thiện cơ chế ưu đãi và phân bổ nguồn lực cho năng lượng tái tạo
09:26 | 22/10/2024 Kinh tế
8 thị trường xuất khẩu mang về thêm 34,47 tỷ USD
09:18 | 22/10/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Điều tra thuế chống trợ cấp, ngành tôm Việt Nam có kết quả tích cực
TPHCM đồng hành cùng doanh nghiệp đưa nước mắm truyền thống Việt ra thế giới
Tây Ninh phát hiện, thu giữ hàng nghìn hộp thực phẩm chức năng nhập lậu
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
Thủ tướng dự lễ đón, chiêu đãi do Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan