Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
Tập trung huy động nguồn vốn trong nước
Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình thông qua dự án xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam vì thỏa mãn 2 điều kiện cần và đủ.
Cụ thể, tỷ lệ nợ công thấp, 37% là dư địa tốt để huy động thêm khoảng 67 tỷ USD trong vòng 10 năm, nợ công cũng chỉ tăng lên khoảng 45% GDP, thấp hơn rất nhiều so với trần nợ công cho phép 60%. Nước ta có hình thể kéo dài, lưu thông hàng hóa và nhu cầu kết nối các trung tâm kinh tế dọc hành lang kinh tế Bắc - Nam rất lớn.
Nhiều khu vực có tiềm năng phát triển nhưng chưa khai thác được là do nút thắt về chi phí logistics cao, quy mô nền kinh tế chúng ta đang đà tăng lên nhanh nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa dọc hành lang kinh tế Bắc - Nam trong thời gian tới sẽ tăng rất lớn.
“Chúng ta cần tăng lưu lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước ở khu vực Đông Âu, Trung Đông và Bắc Á để giảm bớt mức độ tập trung quá lớn vào một số thị trường mà có tiềm ẩn rủi ro như hiện nay. Do vậy, cần phát triển tuyến đường sắt Bắc - Nam với tốc độ cao để có thể kết nối liên vận với mạng lưới đường sắt quốc tế trong khu vực, giải quyết nút thắt về logistics và liên thông quốc tế”, đại biểu Hoàng Văn Cường khẳng định.
Mặc dù rất cần thiết và đủ khả năng đầu tư nhưng đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, đây là một dự án đầu tư rất lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển lâu dài và ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước, do vậy cần phải được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều, lựa chọn được phương án phù hợp nhất.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) đề nghị lưu ý, do đây là phương tiện giao thông tốc độ cao nên yêu cầu kỹ thuật và an toàn hết sức nghiêm ngặt, không vì chi phí hay nguồn thu mà thiếu tập trung yêu cầu này.
Ngoài ra, số tiền dự án rất lớn khoảng 67 tỷ USD, nên cần tập trung huy động nguồn vốn trong nước, vay ưu đãi nước ngoài, hạn chế sử dụng vốn ODA.
Về chi phí xây lắp khoảng 50%, tức vào khoảng 33 tỷ USD, đại biểu đề nghị cần tập trung sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước và cần huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực chuyên môn để tham gia vào dự án này…
Theo đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) về lâu dài, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là xương sống của hạ tầng giao thông quốc gia. Ảnh: Quốc hội. |
Bàn làm chứ không bàn lùi
Còn theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương), các quy hoạch phải đảm bảo kết nối đồng bộ để việc gom và giải tỏa hàng hóa được thuận lợi nhằm phát huy hiệu quả kết nối giữa các phương thức giao thông, giảm chi phí đi lại và chi phí logistic.
Kiến nghị về việc kết nối với các phương thức giao thông khác khi đưa vào vận hành, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, về lâu dài, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là xương sống của hạ tầng giao thông quốc gia.
Theo đó, với những dự án có mức vốn đầu tư cao thì đầu tư công là hình thức bảo đảm bền vững nhất. Do vậy, đại biểu đề nghị lên kế hoạch chi tiết về sử dụng nguồn tài chính, đồng thời, khi triển khai dự án này phải làm chủ một phần hoặc toàn bộ công nghệ về đường sắt tốc độ cao.
Theo đại biểu, một vấn đề khác là phương án chi phí vận hành khi dự án đã được đưa vào hoạt động. Các đơn vị được giao quản lý và vận hành cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị để đối mặt với sự cạnh tranh từ các phương thức vận tải khác.
Đối với cự ly ngắn dưới 30km, cần cân nhắc tính cạnh tranh với phương tiện xe khách, trong khi với cự ly dài hơn, cần tính toán để cạnh tranh với hàng không về chi phí và thời gian di chuyển.
Khẳng định "bàn làm chứ không bàn lùi", đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) đề nghị cân đối có sự hài hòa giữa các loại hình giao thông đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bộ.
Bởi hiện nay có những khu vực, dải miền Trung hầu như tỉnh nào cũng có cảng hàng không. Do đó, cần tính toán việc khai thác các cảng hàng không, đường bộ và đường thủy không bị lãng phí.
Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định đã lựa chọn những phương án ngắn nhất có thể và các ga cũng đã bố trí tương đối phù hợp.
Về hiệu quả kinh tế, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đề án cũng đã báo cáo là dự án mang lại 7 lợi ích rất lớn về kinh tế - xã hội.
Riêng về hiệu quả tài chính, trong 4 năm đầu khai thác doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành và bảo trì, Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay nhằm bảo trì kết cấu hạ tầng và số năm hoàn vốn tối đa là hơn 33 năm.
Về vấn đề nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, đánh giá tác động nợ công, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư dự án hoàn thành vào năm 2035 sẽ bố trí trong 12 năm, mỗi năm bình quân là 5,6 tỷ USD. "Hiện nay, trong xây dựng đề án dự kiến sẽ vay tối đa 30%, chúng ta cũng chưa quyết định việc vay trong nước hay vay ODA mà phụ thuộc vào hiệu quả của từng phương án. Nếu vay ODA mà lãi suất thấp và không ràng buộc điều kiện là một điều rất tốt, còn nếu có ràng buộc điều kiện thì ưu tiên vay trong nước", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm. |
Tin liên quan
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
20:16 | 20/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Xem xét đầu tư hơn nữa cho lực lượng phòng, chống ma túy tại biên giới
20:57 | 13/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Tỷ trọng tín dụng xanh còn thấp do thiếu tiêu chí đánh giá cụ thể
16:35 | 19/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?
16:29 | 19/11/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Lương nhà giáo nên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
'Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc'
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan