G7 cam kết phục hồi bền vững sau đại dịch
Việc Anh - nước đang là Chủ tịch luân phiên G7 - tìm cách khôi phục các cuộc họp trực tiếp của nhóm các nước gồm Anh, Đức, Italy, Pháp, Mỹ, Canada và Nhật Bản, cho thấy London muốn đem lại những nguồn năng lượng mới cho diễn đàn này và thúc đẩy vai trò nước Anh toàn cầu hậu Brexit. Hội nghị cũng được coi là "phép thử" đối với G7 trong bối cảnh diễn đàn này vài năm gần đây luôn trong tình trạng "ít đồng thuận, nhiều chia rẽ", đặc biệt giữa chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump với các nước châu Âu.
Cuộc họp với sự tham dự của các khách mời - bao gồm đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi và nước Chủ tịch ASEAN Brunei - là dấu hiệu cho thấy Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục đặt ra những thách thức toàn cầu nghiêm trọng; các mối đe dọa công nghệ mới đang gia tăng; và những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu ngày càng lớn.
Trong tuyên bố chung sau khi hội nghị kết thúc, ngoại trưởng các nước G7 khẳng định cam kết đẩy mạnh hợp tác trong việc ứng phó về y tế với Covid-19, bao gồm việc đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và toàn cầu đối với vaccine, các phương pháp điều trị - chẩn đoán an toàn và hiệu quả, đồng thời tin rằng cách tiếp cận cởi mở, minh bạch và đa phương là điều thiết yếu để ứng phó với các tác động toàn cầu của Covid-19.
Ngoại trưởng nhóm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới bày tỏ sự ủng hộ đối với cơ chế ACT-A (Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với Covid-19), bao gồm chương trình tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu (COVAX). Cho đến nay, các nước G7 đã cam kết hơn 10,7 tỷ USD cho các sáng kiến đảm bảo quyền tiếp cận công bằng đối với các công cụ ứng phó Covid-19, bao gồm đảm bảo việc cung cấp hiệu quả vaccine, các phương pháp điều trị và chẩn đoán, khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ của các doanh nghiệp trong ngành, bao gồm việc cấp phép, chuyển giao công nghệ và bí quyết sản xuất, chia sẻ dữ liệu, và chia sẻ rủi ro, nhằm tạo ra một môi trường bền vững cho việc sản xuất vaccine tại các quốc gia, khu vực và trên toàn cầu.
Việc tiếp cận vaccine công bằng là thiết yếu trong bối cảnh mất cân bằng nguồn cung vaccine trên thế giới. Theo The Guardian, trong khi ở Mỹ và Anh, hơn một nửa số người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vaccine thì con số này chỉ là 1/10 ở Ấn Độ và khoảng 1/100 ở châu Phi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cần hành động để giải quyết việc mất cân bằng này và cho rằng châu Âu và Mỹ cần ngay lập tức chuyển 5% nguồn cung vaccine của mình cho các nước đang phát triển.
Hội nghị cũng khẳng định mục tiêu đầu tư 15 tỷ USD từ các tổ chức tài chính phát triển trong hai năm tới (2021-2022), để giúp phụ nữ ở các nước đang phát triển, gồm cả những người gặp rủi ro và thiệt thòi, có cơ hội phát triển kinh tế sau những tác động của dịch Covid-19, bao gồm cơ hội có việc làm tốt, cơ hội lãnh đạo và tiếp cận nguồn tài chính.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform